Bởi vậy, điều quan trọng mà bạn cần làm là hãy tạo cho trẻ cảm
giác yên tâm và được tin tưởng. Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn, có ý chí và
động lực để vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống.
Với đứa trẻ ngỗ ngược
Với đứa trẻ ương bướng, tình hình sẽ cực kỳ tồi tệ nếu bạn đối
đầu với con bằng cách bắt con ngồi xuống tranh biện với mình.
Nếu muốn khiển trách những đứa trẻ như vậy thì không được ngồi
đối diện với chúng. Hãy bắt đầu cuộc nói chuyện với con khi ngồi
ở
bên cạnh hoặc ngồi chéo 45 độ.
Cách hiệu quả nhất mà tôi từng áp dụng là vừa lái xe vừa nói
chuyện và để con ngồi ở ghế bên cạnh.Cách này phát huy tác dụng
với mọi đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì và đặc biệt hiệu quả với những
đứa trẻ ương bướng, thích chống đối lại bố mẹ.
Khi áp dụng cách này, bạn có thể vừa lái xe vừa nói chuyện với con
trong khi con ngồi ở vị trí ngang hàng với mình. Cuộc nói chuyện sẽ
không bị cắt ngang và chuyển biến theo chiều hướng xấu. Hơn
nữa, bạn và trẻ còn có thể cùng nhau ngắm nhìn cảnh vật xung
quanh, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy an tâm.
Ngoài ra, bạn và con cũng có thể nói về những chủ đề ngẫu
nhiên như “Ở đằng kia có một toà nhà đẹp quá!”, “Bố thích tháp
Tokyo hơn tháp Sky Tree ấy”. Nếu như trẻ đáp lại là “Con cũng
thấy thế” thì tức là cuộc đối thoại giữa bạn và trẻ đã thành công,
đồng thời dòng máu phản kháng của chúng cũng sẽ “hạ nhiệt”. Tình
trạng rung lắc khi ngồi trên xe cũng có hiệu quả làm dịu đi cơn giận
của trẻ, khiến cho lời nói của chúng bớt gay gắt hơn.
Vì bạn phải cầm vô-lăng nên sẽ giữ được một khoảng cách vừa
phải với trẻ, tự nhiên bạn sẽ có tâm trạng thoải mái hơn, dễ tha thứ
cho những lời nói, hành động ương bướng hằng ngày của trẻ. Hơn