KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 140

nữa, trong khi bạn tập trung lái xe, trẻ sẽ thấy bạn rất tuyệt. Từ suy
nghĩ, trẻ sẽ bí mật nói rằng “Bố thật là phong độ”. Như vậy chẳng
phải là trẻ sẽ có cái nhìn khác về bố sao?

Bởi vậy, vừa lái xe vừa nói chuyện với trẻ sẽ rất hiệu quả. Từ việc

làm dịu đi cơn giận đãhằn sâu trong lòng tới việc có thể khiến trẻ
bộc lộ suy nghĩ thầm kín của mình.

Đối với những đứa trẻ luôn ương bướng, trước hết bạn hãy chấp

nhận điều đó.

Thay vì quát lên “Con đang nói cái gì thế?” thì trước tiên

bạn hãy chấp nhận điều con nói “Vậy à con”, sau đó thử hỏi han con

với thái độ thật mềm mỏng: “Vậy à, thì ra là con nghĩ như vậy”.

Nguyên tắc quan trọng nhất ở đây là khiến cho tâm trạng của trẻ

thoải mái hơn.

Ngay khi trẻ thấy khá hơn, chúng sẽ tự nhìn nhận lại và nhận ra

mình cũng đã xử sự rất tồi. Khi trẻ nói “Nhưng mà con cũng hơi
hỗn với mẹ nhỉ” thì bạn hãy đáp lại rằng “Như vậy là con đã hiểu ra
đúng không? Con đã bình tĩnh lại rồi đúng không?” Bạn cứ theo
từng bước một giúp tâm trạng của trẻ ổn định lại và tự điều chỉnh lại
lời nói cũng như hành động, xem xét lại thái độ của bản thân.

Cách này có thể làm dịu đi cơn phẫn nộ của trẻ, đồng thời còn

tiếp thêm sức mạnh để trẻ có cơ hội sửa đổi bản thân. Thực ra trẻ vẫn
luôn mang trong mình nguồn năng lương tiềm ẩn này. Mặc dù
không thể khiến cho tâm trạng của trẻ hoàn toàn vui vẻ hay thái độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.