thường những người có lợi thế là những người dù bị một công ty sa
thải cũng vẫn có thể phát triển ở các công ty khác. Đó mới chính là
những người có năng lực thật sự. Xu hướng tuyển dụng của các doanh
nghiệp hiện nay là quan tâm “Bạn đã học được cái gì?” chứ không
phải bằng cấp của bạn cao hay thấp.
Câu hỏi đó không đơn thuần là hỏi bạn đã học gì trong suốt
bốn năm đại học, mà xa hơn, người ta đánh giá cao những gì bạn học
được trong trường đời. Khi ra trường bạn vừa làm việc ở công ty vừa
tham gia hoạt động tình nguyện cho nơi mình ở, hoặc áp dụng những
quy định của công ty vào việc học ở trường đại học… Nói tóm lại, nhà
tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên trên nhiều phương diện và góc độ
khác nhau.
Hay nói cách khác, chính vì đây là xã hội coi kiến thức là nền
tảng nên hoạt động học tập suốt đời sẽ được đặt lên hàng đầu.
Có thể nói, thay vì chú trọng bằng cấp, xã hội ngày nay coi trọng
những gì đã thu nạp, lĩnh hội được trong trường học và ngoài xã hội.
Sau khi nghỉ hưu, người ta vẫn trau dồi kiến thức, từ đó xây dựng
nên xã hội mà mọi cá nhân ở mọi lứa tuổi đều có thể giúp ích cho xã
hội nhờ vào việc học tập suốt đời. Nếu làm được như vậy thì chẳng
phải sẽ xây dựng được một xã hội mà mọi cá nhân đều có được hứng
thú học tập cho tới tận cuối đời hay sao?
Như vậy, chỉ xét về phương diện “tri thức” đã có sự khác biệt rất
lớn giữa thời đại mà con cái đang sống với thời đại của bố mẹ. Ở
thời của bố mẹ, có một quy luật là “Nếu vào được trường đại học
danh tiếng thì sẽ tìm được việc làm trong những công ty lớn”. Nhưng
ở
thời đại hiện nay, có lẽ quy luật đó không còn đúng nữa. Quan niệm
“phải cố ép nó học, nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu”
cũng dần mất đi.