KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 158

họ vẫn được thăng chức theo thâm niên, hết tuổi lao động thì nghỉ
hưu. Ví dụ, trong gia đình, bố và mẹ học tại trường đại học hàng
đầu rồi làm trong một công ty có danh tiếng bậc nhất Nhật Bản,
vì có thâm niên làm việc nên được thăng tiến, hết tuổi lao động thì
nghỉ hưu. Tôi nghĩ các bậc cha mẹ nên thay đổi quan niệm này.

Thời đại coi trọng bằng cấp đã dần khép lại. Vậy thì từ bây giờ,

thay vì bằng cấp, cái gì sẽ trở nên quan trọng đây?

Điều đầu tiên phải kể đến là xã hội hiện tại coi tri thức là nền

móng cơ bản.

Ví dụ, ngay cả những người công nhân, ngoài học kiến thức để

phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm, họ phải cải tiến kỹ thuật để phù
hợp với nhu cầu của thị trường. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn phải
thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu và mở rộng tầm nhìn
ra thế giới. Nếu không làm được như vậy thì họ sẽ không được làm
việc lâu dài trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty
như hiện nay. Vậy nên, tất cả mọi người phải không ngừng học tập,
trau dồi kiến thức cho bản thân. Học tập đã trở thành một nghĩa vụ
tất yếu mà ai cũng phải thực hiện.

Đối với người đã đi làm cũng tương tự như vậy. Cách nghĩ “vì đã

vào được một công ty lớn nên chỉ cần làm những công việc được
giao” là hoàn toàn sai.

Hơn nữa, dù công ty đó có lớn hay không thì ta cũng chẳng thể

biết được khi nào nó phá sản, cũng không thể đoán trước được liệu
nó có sáp nhập hoặc tái cơ cấu hay không. Thậm chí nhiều nhà
tuyển dụng cho rằng nhân lực là công cụ chỉ dùng một lần rồi vứt
bỏ.

Trong bối cảnh như vậy, dường như đáp án cho câu hỏi “Bạn tốt

nghiệp trường nào?” đã không còn quan trọng như trước nữa. Thông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.