Xuất hiện những thay đổi rõ rệt của cơ thể, đặc biệt con trai sẽ
bắt đầu vỡ giọng và có những “giấc mơ ướt”
. Lo lắng, bất an
trước những thay đổi này sẽ gây ra những dao động mãnh liệt trong
trái tim trẻ. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu kiếm tìm “cái tôi”
của mình. Chúng dần không tin tưởng bố mẹ hay thầy cô, bị cuốn
vào những thay đổi cả về thể chất lẫn tâm sinh lý. Bọn trẻ mắc kẹt
trong sự buồn chán, đau khổ, giống như chúng “không biết lối ra
– lối vào ở đâu, đây là phía trên hay phía dưới, hoàn toàn lạc lối,
mất phương hướng trong đường hầm tối tăm”.
3. Giai đoạn giữa dậy thì (khoảng lứa tuổi trung học phổ
thông)
Lúc này các cơ quan sinh dục của trẻ đã hoàn toàn phát triển
nhưng trái tim chúng vô cùng nhạy cảm với mọi việc xảy ra trong cuộc
sống. Chúng yêu bản thân, nhưng đôi khi lại rơi vào bế tắc, căm
ghét chính bản thân mình. Từ cách suy nghĩ mang tính cá nhân, bọn
trẻ đã biết suy tư về thế giới, thể hiện ở sở thích, cũng như có
những cảm nhận sâu sắc về văn học, triết học, nghệ thuật hay văn
hóa.
4. Giai đoạn cuối dậy thì (khoảng sau khi tốt nghiệp
trung học phổ thông (THPT))
Ở
giai đoạn này, bọn trẻ sẽ nhận thức được giá trị của bản thân, tự
mình tìm kiếm việc làm, kết bạn, xây dựng nên “bản sắc” – điểm
đặc biệt mà chỉ bản thân chúng mới có.
Trong bốn giai đoạn nêu trên, các bậc cha mẹ cũng như con cái
thường không chú ý tới giai đoạn đầu của tuổi dậy thì (độ tuổi học
sinh THCS).