KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 23

Một đặc điểm nổi bật nữa của tuổi dậy thì là: Vừa xung đột với cái

tôi mới xuất hiện, lại vừa muốn tìm hiểu cái tôi mới mẻ ấy.

Bọn trẻ thắc mắc về mọi thứ mà người lớn làm.

Nhưng điều này cũng dễ hiểu. Bởi đơn giản, những giá trị sống

mà bố mẹ dạy bảo, kỹ năng hay quy định xã hội mà bọn trẻ được học
từ trước đến nay không thể giúp chúng lý giải con người mới xuất
hiện trong bản thân mình.

Vì vậy, chúng bắt đầu tò mò về mọi thứ và hình thành tâm lý

phản kháng.

Bọn trẻ đưa ra những luận điệu rất vô lý: “Tại sao lại không được

quên đồ? Quên đồ thì cũng chẳng chết được”, “Quy định của
trường học đặt ra là để vi phạm đấy chứ. Nếu không ai vi phạm thì
đặt ra quy định để làm gì?”, hay khi vi phạm quy định “Dừng lại khi
đèn đỏ” thì chúng cãi lý là “Khi người ta đặt ra quy định này thì con
chưa sinh ra nên con không phải làm theo”.

Nhưng không phải tự nhiên mà chúng đưa ra những lý lẽ mù

quáng như vậy. Đấy là lúc chúng một lần nữa xác nhận lại với bản
thân “những gì bố mẹ, người lớn dạy liệu có đúng hay không?”.

Không phải con người được bố mẹ, người lớn dạy bảo từ

trước đến nay mà chính cái tôi mới xuất hiện muốn tỏ thái độ phản

kháng. Bởi một khi muốn trở thành một con người mới, điều cần

phải làm đó là xóa bỏ hoàn toàn cái tôi cũ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.