hay mục tiêu mang tính trừu tượng để giúp trẻ ở tuổi dậy thì phát
triển năng lực của bản thân.
Đặt ra mục tiêu cụ thể ở trường, chỉ rõ cho con những việc cần
làm để thực hiện mục tiêu đó như “Chúng ta sẽ làm cái này trong
tháng này. Còn tuần này thì làm cái kia nhé con”. Nhất định trẻ sẽ
chấp nhận thử thách đó. Nếu không làm như vậy, trẻ không thể
phát huy hoàn toàn sức mạnh mà chúng nắm giữ. Nếu chỉ nhìn bề
ngoài, có thể bạn sẽ nghĩ vì trẻ luôn chống đối mình nên chúng
không muốn bắt tay thực hiện công việc. Nhưng thực ra chẳng có
đứa trẻ nào không nghĩ rằng “Mẹ đang muốn mình phát triển bản
thân”. Không chỉ có khát vọng trưởng thành, trong trái tim trẻ còn có
một tâm hồn ngay thẳng luôn hướng về sự thật, về những việc
thiện cần làm trong cuộc sống.
Bằng việc nắm bắt tâm lý này của trẻ, không làm tổn thương
đến lòng tự trọng của chúng thì tự bản thân chúng sẽ bước từng bước
đều đặn để trưởng thành.
Cần cùng con đối mặt với khó khăn.
Trái tim của người cha người mẹ nào cũng vậy, nó được “lập trình”
sẵn để dành trọn vẹn tình yêu của mình cho con, cùng con đối mặt
với những khó khăn mà con gặp phải, nhất là trong giai đoạn dậy thì.
Bởi vậy, khi trẻ phải làm một việc hoàn toàn xa lạ với chúng là
“phát triển bản thân”, “tìm kiếm chính mình”, tôi nghĩ bạn cũng
cần cùng con đối mặt với khó khăn, tìm hướng giải quyết.
❞