KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 35

con” thì tôi nghĩ bạn nên chia sẻ với con một cách chân thành những
suy nghĩ của mình “Mẹ nghĩ thế này con à”.

Và nếu trẻ có thể tiếp thu “A, ra là thế ạ! Con cũng nghĩ thế

mẹ à”, “Ồ, mẹ nói rất đúng!” thì những lời khuyên của bố mẹ là gợi
ý có vai trò rất quan trọng trong việc giúp con hình thành lối sống
– cách nhìn nhận về cuộc sống.

Không được ngồi yên và đợi đến khi cơn bão nổi

loạn qua đi.

“Bây giờ con tôi đang trong thời kỳ phản kháng mạnh mẽ nhất.

Vậy nên tôi đang chờ cho đến khi cơn bão này qua đi. Anh Ogi à, tôi
phải chịu đựng thời kỳ này của con đến bao giờ?”

Có rất nhiều phụ huynh nói với tôi như vậy. Lúc ấy, tôi chỉ có

một câu trả lời duy nhất “Nếu chị tiếp tục chờ đợi như thế, sẽ chỉ
khiến cho giai đoạn dậy thì của trẻ kéo dài hơn mà thôi”.

Có thể nói, trong số những sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ của

cha mẹ thì thái độ “ép mình chịu đựng” là sai lầm lớn nhất.

“Tôi thấy hình như giai đoạn nổi loạn của bọn trẻ gần nhà tôi chỉ

kéo dài từ 1-2 năm. Vì đây là thời kỳ rất nhạy cảm nên tôi sẽ để nó
trôi qua nếu không có gì đi quá giới hạn. Bởi con đang phải đối mặt
với thời kỳ khó khăn nên tôi sẽ không làm gì để gây tác động hay ảnh
hưởng đến con cả”. Nếu cha mẹ có thái độ dè dặt vì sợ con bị tổn
thương thì rốt cuộc chỉ khiến trẻ thêm lo lắng và sống khép kín
hơn mà thôi.

Có những phụ huynh tự khiến bản thân mình lo sợ, họ quyết

định im lặng vì nghĩ rằng“Con mình đang trong tuổi dậy thì mà”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.