nhưng chí ít với những hành động vi phạm nội quy trường học, vi
phạm luật lệ, đánh nhau, những việc làm mất niềm tin, sự tin tưởng
của bố mẹ… bạn cũng nên phân tích rõ cho con hiểu “đây đều là
việc xấu nên con không được làm”.
Bởi làm được như vậy thì cha mẹ có thể đề ra những chuẩn mực
giúp trẻ xây dựng giá trị quan của chính mình và nhìn nhận đúng
đắn về đạo đức.
“Trường không cho mang cặp màu đỏ đúng không? Thế thì con
không được mang đi học đâu”, “Không được đeo khuyên tai. Nếu
con muốn đeo thì đợi lên đại học đi”, “Bố không thể nào tha thứ
việc con khinh thường người ta như thế được”… Khi bị nói như vậy,
một mặt trẻ tỏ thái độ bất mãn bằng những câu đại loại như “Tại
sao như thế lại không được?”, “Bố nói nhiều quá. Để con yên.”
nhưng thực ra trong thâm tâm, trẻ sẽ tự nhủ “Thực sự là không nên
như vậy mà”, “Mình cũng nghĩ nên làm theo lời bố”.
Tất nhiên, trẻ sẽ không nói như vậy trước mặt bố mẹ mà chỉ khi
ở
trong phòng một mình, dần chìm vào giấc ngủ, chúng mới nghĩ
“Chẳng còn cách nào nữa. Ngày mai phải quay lại cửa hàng đổi cặp
thôi”, “Rõ ràng là nên làm như lời bố mẹ bảo rồi”.
Trong khi có những xung đột về mặt tâm lý với bố mẹ như vậy,
bọn trẻ có thể hình thành ý thức chuẩn mực cho chính mình và nhìn
thấy được hướng phát triển mà chúng nên đi như bao người bình
thường khác.
Còn nếu cha mẹ chỉ nhún vai chờ cho giai đoạn dậy thì của con
qua đi, không thể là tấm gương mẫu mực cho con noi theo thì trẻ sẽ
không định hướng được phương châm sống. Hoàn thiện bản thân,
vượt qua giai đoạn dậy thì – tất cả đều khó có thể thực hiện được.