KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 49

dần lên, và chúng sẽ lại muốn đối đầu với những khó khăn mới.
Cứ từng bước nâng cao mục tiêu theo hình xoắn ốc như vậy, trẻ sẽ
chiến thắng chính mình để trưởng thành.

Thế nhưng, lúc nào cũng khen con thì không được.

Khi bài kiểm tra của con đạt điểm cao hoặc khi con được biểu

dương vì đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong trận đấu… bạn khen
con vì “kết quả” con đạt được kiểu như trên thực ra không phải là
xấu. Nhưng ở độ tuổi này, nếu bố mẹ chỉ khen vì con đạt được kết
quả đó thì trẻ lại có ý nghĩ là “Rốt cuộc thì mẹ cũng chẳng quan tâm
xem mình hoàn thành nó như thế nào”. Ý nghĩ ấy có thể khiến
chúng có cảm giác buồn chán.

Với trí óc nhạy bén, trẻ tuổi teen sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi

những lời nói suông.

“Ôi, đúng là con của mẹ. Con đã tiến bộ rất nhiều đấy”, “Quả

thật con đã lớn rồi”. Những câu nói này nếu không phải là suy nghĩ
xuất phát từ trái tim bố mẹ thì trẻ sẽ nhận ra ngay lập tức. Có thể
trẻ sẽ làu bàu “Mẹ chỉ tâng bốc con thế thôi chứ gì. Con không bị
lừa đâu”, thậm chí có thể nổi giận “Mẹ đừng khen lấy lệ như vậy nữa
đi”.

Có nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa “khen” và “tâng bốc” nên

khi định khen thì cuối cùng lại thành tâng bốc con. “Tâng bốc” là
cảm giác ta nhận được những lời khen “có cánh” dù chưa làm được gì,
không có nỗ lực gì. Còn “khen” là việc nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn
mang tính khách quan, chứ không phải là những lời khen không có cơ
sở. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ đã chăm sóc cho con từ khi con
còn nhỏ, để “khen chứ không tâng bốc con” hẳn là rất khó.

Vậy thì, cần phải làm gì bây giờ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.