Nếu trẻ chưa từng bị tổn thương, trẻ sẽ không hiểu được nỗi đau
tương tự mà người khác phải chịu. Nếu chưa từng nếm trải cảm giác
đau khổ khi vấp ngã trên đường đời thì chẳng phải là sẽ rất khó để
có thể hiểu được tâm trạng người đang ở trong tình trạng đó hay sao?
Và dù sao đi chăng nữa, việc cha mẹ thay con chịu đựng thất bại,
tổn thương cũng là điều không nên. Bởi việc đó đồng nghĩa với việc
chúng ta đang cướp đi những trải nghiệm quý báu của con trẻ. Hãy
trở thành động lực thôi thúc con trưởng thành, chứ không được là bức
tường ngăn cản quá trình trưởng thành của con.
Ngoài ra, nếu cha mẹ quá bao bọc con mình thì họ thường áp đặt
cách suy nghĩ của mình vào cách giải quyết vấn đề của trẻ. Khi trẻ
xin ý kiến thì bố mẹ luôn có xu hướng không nghe con nói mà
quyết định thay trẻ chẳng hạn: “Con không được làm thế” hay “Con
phải làm thế này”.
Nếu cứ như vậy, có lẽ trẻ sẽ trở thành “đứa trẻ ngoan” luôn chỉ
biết làm theo lời bố mẹ. Còn nếu là trẻ đã nhận thức được “cái tôi”
của mình thì sẽ dễ hình thành tâm lý phản kháng và luôn cáu gắt.
Để con không như vậy, điều quan trọng đầu tiên bạn cần
chú ý là không được can thiệp quá mức vào cuộc sống của con. Khi
trẻ nói “Con không biết nên làm gì bây giờ” thì thay vì đưa ra kết
luận luôn, bạn hãy thử đưa ra phương án giải quyết cho con.
Với vai trò là người cha, người mẹ của trẻ dậy thì, bạn cần nhận
thức “Mình sẽ luôn là người ủng hộ con” và cũng cần có năng lực đưa
❝
❞