như thế này, còn nếu là cách kia thì lại có ưu điểm như thế này”,
“Anh con đã làm như thế này. Cách đó mẹ nghĩ cũng ổn đấy. Còn
con thấy sao?”
Bố mẹ không được quyết định thay con, nhưng cũng không
được để con tự tìm hướng giải quyết, hãy hỗ trợ con tìm ra cách giải
quyết hợp lý và cuối cùng là để con có toàn quyền quyết định.
Nếu trẻ dần bồi dưỡng được năng lực tự quyết định thì trẻ sẽ
khẳng định được cái tôi của mình, đồng thời có trách nhiệm với
hành vi của bản thân. Đây sẽ là hành trang vô cùng quan trọng giúp
trẻ bước vào đời.
Nhờ quyết định của mình mà một việc nào đó tiến triển tốt, trẻ
sẽ tự tin hơn và có cảm giác mình đã khẳng định được bản thân. Nếu
có thất bại thì trẻ cũng sẽ tự nhận trách nhiệm về mình “Bởi vì
mình đã quyết định như thế mà”. Chúng sẽ tự suy ngẫm để từ đó có
thể trưởng thành hơn.
Có thể trẻ còn nghĩ bụng: “Thôi rồi. Lúc đó mẹ đã nói anh đã làm
như thế nào mà. Biết thế nghe ý kiến của anh rồi hãy quyết
định có phải tốt hơn không”. Trong nhiều trường hợp trẻ còn nghĩ
là “Lần sau thử nghe ý kiến của anh xem sao”, hay “Nhất định
phải tham khảo ý kiến người khác nữa”. Cứ như vậy, trẻ sẽ biết
lắng nghe ý kiến của những người xung quanh một cách tích cực
hơn, biết tiếp thu và mở lòng hơn trước.
❝
❞