như vậy làm trẻ không còn bức tường bảo vệ là bố mẹ, có thể khiến
trẻ sa lầy vào vũng bùn lo âu của lứa tuổi dậy thì.
Có thể nói để cho trẻ ở tuổi dậy thì tự lập là vấn đề mấu chốt,
nhưng việc cha mẹ giữ khoảng cách với con cả về khoảng cách địa lý
lẫn tâm hồn thì không được gọi là “giữ khoảng cách”. Khi trẻ nói “Mẹ
ơ
i, mai mẹ làm cơm hộp để con mang tới đại hội thể thao được
không?” mà bạn lại trả lời “Sao, ngày mai hả con?” thì sẽ làm trẻ nghĩ
ngợi. Bởi nếu bạn nói như vậy chứng tỏ bạn chưa quan tâm đúng
mực đến con mình. Lúc này, điều quan trọng là cha mẹ cần nhắn
nhủ tới con “Mẹ rất muốn tới xem con thi đấu”, “Con sẽ thi ở hạng
mục nào?”.
Khi cố gắng giữ khoảng cách với con để trẻ tự đứng trên đôi
chân của mình, có cha mẹ lại hiểu nhầm, trở nên vô tâm với con thì
con sẽ mất đi chỗ dựa quan trọng để có thể trở nên tự lập.
Cần nhấn mạnh rằng, cha mẹ cần phải vừa quan tâm con,
vừa giữ khoảng cách với con. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên trở thành
người ủng hộ những quyết định của trẻ.
Khi con tâm sự với bạn “Con đang phân vân không biết là nên rời
khỏi câu lạc bộ vào tháng 6 hay là đợi kết thúc mùa hè mẹ à” thì bạn
không được tỏ thái độ thờ ơ để mặc trẻ tự quyết định: “Con hãy tự
suy nghĩ và đưa ra quyết định”. Bạn hãy trở thành người mẹ chỉ cho
con hướng giải quyết vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi như:
“Con nghĩ cách nào thì tốt cho con? Ví dụ nhé, cách này thì có lợi
❝
❞