KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 73

Với tư cách là người hướng dẫn, tôi đã đề nghị con lập ra những

quy tắc sử dụng điện thoại di động để nó không ảnh hưởng xấu
đến con.

Có lẽ sẽ trẻ phản bác với giọng điệu bất mãn: “Làm thế phiền

lắm!”, “Con không thích thế!”. Nhưng trong hầu hết các gia đình,
người mua điện thoại là bố mẹ, người trả tiền cước điện thoại cũng
là bố mẹ. Thậm chí học sinh THPT tự trang trải học phí bằng tiền
làm thêm thì trách nhiệm mua điện thoại vẫn là của bố mẹ.

Cho tới khi con 20 tuổi, là người trưởng thành thì cha mẹ vẫn phải

có trách nhiệm với tất cả những hoạt động xã hội liên quan đến
chúng. Bởi vậy, cha mẹ cần nói rõ với con rằng: “Bố mẹ có trách
nhiệm quản lý việc sử dụng điện thoại của con. Dùng là việc của con
nhưng bảo vệ con khỏi những tác động xấu của điện thoại là trách
nhiệm của bố mẹ”.

Nếu trẻ tỏ thái độ gần như muốn cùng thảo luận về quy định

với bạn nhưng cuối cùng vẫn không đồng ý thì cũng không sao cả.
Bởi khi đó trẻ cũng đã nhận thấy “Quy định là để bảo vệ mình”.

Khi lập ra quy định, hãy để con biết rằng cha mẹ tin tưởng

chúng “Mẹ cũng không biết nhiều về điện thoại, con lại hiểu rõ
hơn mẹ rất nhiều nên mẹ mong con có thể dùng điện thoại một
cách có ích”, thể hiện sự kỳ vọng “Mẹ mong con có thể là một người
dùng thông minh”.

Nếu trẻ thuộc lứa tuổi học sinh tiểu học hoặc những năm đầu

THCS thì bạn có thể đặt ra quy định để bố mẹ xem lịch sử truy cập.
Nhưng đến cuối bậc THCS hay THPT thì bạn chỉ nên xem giúp con
nếu con thấy có gì đó không ổn.

Ngoài ra, bạn cũng nên hứa với con rằng bạn sẽ xác nhận theo

định kỳ như “Mẹ sẽ không xem điện thoại của con, nhưng mẹ muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.