16. Đổ mồ hôi đầm đìa lúc ngủ.
17. Gần đây trở nên chán ăn, mệt mỏi.
Không được lơ là vì nghĩ con đang trong tuổi dậy
thì.
Khó khăn trong việc phát hiện trẻ đang bị bắt nạt một phần là
do lúc này trẻ đang có những thay đổi về tâm sinh lý – đặc trưng của
tuổi dậy thì – nên cũng có lúc khó có thể cho rằng dấu hiệu bất
thường của trẻ là bằng chứng cho thấy chúng đang bị bắt nạt.
Vì bố mẹ chỉ nhìn thấy bề nổi của rắc rối tuổi dậy thì nên sẽ
có nhiều người nghĩ rằng “Con mình đang ở trong giai đoạn khó
khăn nhất đây”, “Nó bảo là mẹ đừng hỏi lằng nhằng nữa rồi, thôi
thì cứ quan sát nó xem sao đã”. Cứ như vậy, sẽ rất khó để có thể biết
con bạn đang bị bắt nạt hay không.
Tuy vậy, trong trường hợp trẻ bị bắt nạt thì chắc chắn sẽ có
dấu hiệu cho thấy điều đó. Mặc dù trẻ vẫn không chịu nói gì
nhưng nếu chịu khó chú ý, quan sát kỹ tình trạng của con, nhất
định bạn sẽ thấy có dấu hiệu con bị bắt nạt.
Bởi vậy, để tránh lơ là, bạn cần loại bỏ ngay lối tư duy “Vì con
đang dậy thì nên mình không được can thiệp quá sâu vào chuyện của
con”, không được tự thuyết phục bản thân bằng ý nghĩ “Vì con đang
dậy thì nên tính khí không được tốt”.
Ngoài ra, khi thấy con có gì đó kỳ lạ, bất an thì bạn nên hỏi “Con
làm sao vậy?”, tránh hỏi thẳng “Con bị bắt nạt ở trường à?”. Hay khi
thấy đồng phục, đồ dùng của con bị bẩn hay phá hỏng thì nên hỏi
han con “Sao vậy con? Quần áo của con có vẻ hơi bẩn nhỉ”.