Điều quan trọng nhất là lúc này hãy chú ý tới tâm trạng và thái
độ của trẻ. Bởi thông thường, nếu bị hỏi “Sao thế con? Có vấn đề
gì à?”, chúng sẽ không thú nhận ngay với bố mẹ đâu.
Trẻ thường sẽ lắp bắp, viện lý do bị ngã hoặc phủ nhận như “Con
ổ
n. Không có gì đâu mẹ”. Tuy nhiên, khi thấy trẻ như vậy, ta cũng có
thể hiểu rằng “À, nó không ổn tí nào”. Đây là điều rất quan trọng
bởi nếu hiểu được như vậy thì bạn có thể theo sát con hơn.
Hơn nữa, bạn cũng nên xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa
bố mẹ và con cái, khiến trẻ có thể cảm nhận được bố mẹ là đồng
minh của mình.
Còn nếu là mối quan hệ khiến trẻ cảm thấy “Dù có nói ra thì
bố mẹ cũng chẳng hiểu đâu” thì chúng sẽ không muốn chia sẻ với
bố mẹ, cảm thấy mình là thứ dư thừa đang bị dồn vào bước đường
cùng.
Hãy để trẻ tin rằng “Dù có chuyện gì thì chỉ có bố mẹ mới là
đồng minh của mình thôi”. Đây sẽ là sự ủng hộ vô cùng lớn với trẻ
đang trong tình trạng bị bắt nạt. Nếu tồn tại mối liên kết này,
trẻ sẽ thấy an tâm và đưa ra tín hiệu SOS nếu đang bị bắt nạt.
Phát hiện trẻ bị bắt nạt trên mạng xã hội.
Kể từ khi điện thoại di động, smart phone xuất hiện, ta thường
không thấy tình trạng bắt nạt trên mạng diễn ra nữa. Tình trạng
bắt nạt diễn ra ở các nhóm chat trên mạng LINE sẽ là bức tường
hoàn hảo che mắt các vị phụ huynh, bởi họ không có ý định tìm hiểu
về những hội nhóm ấy.
Tuy nhiên, trên thực tế bắt nạt vẫn xuất hiện trong cuộc sống
thực chứ không nhất thiết chỉ diễn ra trên thế giới ảo. Bắt nạt