KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 93

Khi biết được người bắt nạt con mình chính là đứa

trẻ bạn hay gặp.

Đứa trẻ bạn hay gặp chính là người bắt nạt con mình. Khi biết

được điều này, nhiều bậc cha mẹ thường băn khoăn không biết xử
lý như thế nào. Thậm chí còn có trường hợp bố mẹ của hai trẻ quen
biết nhau, đã từng là bạn học cùng trường với nhau.

“Mình không muốn phá huỷ mối quan hệ bạn học khi còn nhỏ,

nhưng không thể bỏ qua chuyện này được. Con mình đang bị con cậu
ta bắt nạt mà. Nếu mình nói ra chắc cậu ta sẽ bối rối lắm đây.”

Tôi cũng hiểu được tâm lý này của các bậc phụ huynh. Vậy chúng

ta nên làm gì?

Khi con bị bắt nạt, đương nhiên phải ưu tiên bảo vệ con trước. Vì

vậy, tôi nghĩ các bậc phụ huynh cần có cuộc nói chuyện trực tiếp với
người bắt nạt con mình. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối đừng dùng những
từ đi thẳng vào vấn đề như “bắt nạt”. Một khi nói ra từ “bắt nạt”,
đối phương là trẻ sẽ phòng bị ngay lập tức, dù bạn có gặng hỏi đến
thế nào cũng không nói.

Nếu đối phương là cha mẹ của đứa trẻ đó cũng sẽ có thái độ

giống như vậy. Họ sẽ phủ nhận gay gắt ngay “Chẳng có lý do gì để
con tôi làm như thế cả!”, thậm chí còn có thể cắt phăng đi mối
quan hệ giữa hai bà mẹ. Cách hỏi an toàn nhất là “Đã có chuyện gì
vậy?”. Thay vì nói với giọng điệu buộc tội “Tại sao cháu lại làm như
vậy?”, bạn nên có thái độ mềm mỏng, hỏi trẻ là “Cháu à, con cô đã bị
như vậy, nó rất chán nản, cháu có biết tại sao không? Đã có chuyện
gì à?”. Cách nói như vậy sẽ khiến đứa trẻ ấy dễ mở lời hơn.

“Cháu không định làm thế. Anh khoá trên bắt nạt bạn ấy trước,

cháu chỉ tham gia cho vui thôi. Cậu ấy cũng chỉ cười…”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.