KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 94

“Thì ra là thế à. Nhưng mà con cô nó cười vì lòng tự trọng của nó

không cho phép nó rơi nước mắt cháu ạ. Cô nghĩ nó cười chỉ để che
giấu sự đau khổ mà thôi.”

“Nếu cháu cũng bị đối xử như vậy thì cháu thấy thế nào?

Chắc chắn là rất khó chịu, chán nản đúng không?”

“Cô mong là chí ít bản thân cháu hãy dừng việc này lại.”

Như vậy, quan trọng là bạn phải dùng cách nói khéo léo, mềm

mỏng như vậy để bộc bạchthẳng thắn với trẻ.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bắt nạt người khác.

Có trường hợp khi đã so sánh trẻ với những dấu hiệu tôi đã nêu

ra ở trên nhưng vẫn thấy khó xác định xem trẻ có bị bắt nạt hay
không thì lúc này có thể trẻ chính là người đi bắt nạt bạn bè.

Hiện nay người bắt nạt và người bị bắt nạt không cố định là ai

mà lại có sự luân phiên giữa hai đối tượng này. Có thể hôm nay trẻ là
người bị bắt nạt nhưng ba ngày sau lại bắt nạt người khác. Đây được
gọi là tính lưu động và tính phức tạp – hai đặc trưng nổi bật của tình
trạng bắt nạt thời nay.

Trong mắt giáo viên, chắc chắn sẽ có học sinh trở thành trung

tâm của bắt nạt học đường, mà phần lớn là những học sinh sáng
sủa, tích cực trong học tập, được thầy cô và các anh chị khoá trên yêu
quý. Đối với cha mẹ, thầy cô, đó là học sinh chăm chỉ, ngoan
ngoãn, hoàn toàn không có dấu hiệu nào cho thấy trẻ là người đi
bắt nạt bạn bè. Vậy nên họ sẽ phản bác lại ngay “Làm gì có chuyện
như thế!”, “Nếu là con tôi thì càng không phải”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.