“Hành động cảnh giác” này bao gồm việc trục xuất toàn bộ gia đình Irfan
khỏi máy bay và gọi FBI đến thẩm vấn họ. Họ nhanh chóng được các đặc
vụ FBI minh oan là chắc chắn không phải khủng bố, nhưng AirTran vẫn
không cho họ bay tới Florida.
Vậy bạn sợ điều gì hơn: một gia đình Hồi giáo người Mỹ mà bạn chẳng
biết gì hay anh chàng đi lễ nhà thờ chỗ bạn, người vừa trải qua một vụ ly
dị?
Như chúng tôi đã viết trước đó, hầu hết mọi người đều cực tệ trong việc
quản lý rủi ro. Họ thường cường điệu hóa rủi ro của những sự kiện kịch
tính, không thể xảy ra trong khi chẳng mảy may phòng bị những sự kiện
thường gặp và nhàm chán hơn (dù có sức tàn phá tương đương). Một người
có thể sợ một cuộc tấn công khủng bố và căn bệnh bò điên hơn bất kỳ điều
gì trên đời, trong khi thực tế là đáng ra cô nên sợ bệnh tim (và do đó chăm
sóc bản thân tốt hơn) hoặc khuẩn salmonella (do đó nên cọ rửa dao thớt thật
kỹ).
Tại sao chúng ta lại sợ những điều ta không biết hơn là sợ những điều ta
đã biết? Đó là câu hỏi lớn hơn câu hỏi tôi có thể trả lời ở đây (lý do không
phải vì tôi không đủ khả năng), nhưng có lẽ nó có liên quan đến kiểu tự loại
suy − những kiểu đoán tắt − mà bộ não của chúng ta sử dụng để giải quyết
vấn đề và việc những phép đoán này dựa trên các thông tin đã được lưu
trong bộ nhớ của chúng ta.
Và điều gì thường được lưu riêng? Đó là những thứ bất thường − những
sự kiện “thiên nga đen
” lớn, hiếm kịch tính, khó đoán và có khả năng
thay đổi thế giới đến độ chúng in sâu vào bộ nhớ của chúng ta và dẫn dụ
chúng ta nghĩ đến chúng như là chuyện điển hình, hay chí ít là có khả năng
xảy ra, trong khi thực tế là chúng cực hiếm.
Điều này dẫn chúng ta quay trở lại câu chuyện Bruce Pardo và Atif Irfan.
Những người chẳng có vẻ gì sợ Pardo là bạn bè và hàng xóm của anh này.
Những người thật sự sợ Irfan là những người lạ. Giờ thì ai cũng thấy. Nhìn
chung, chúng ta sợ người lạ hơn hẳn so với mức độ đáng lẽ mà chúng ta
nên sợ. Hãy xem xét vài chứng cứ hỗ trợ sau: