thêm ở nước ngoài. Cô trầm tư hồi lâu rồi cuối cùng cũng nói: "Em cũng
phải nói lời xin lỗi với anh".
Kết cục chia tay đó như một tất yếu, Tăng Thành càng vùi đầu vào
công việc. Ngành thời trang là một ngành cực nhọc, một năm bốn mùa
cũng có mùa sản xuất và kinh doanh không khởi sắc, nhưng việc phát triển,
tìm tòi cái mới và duy trì thị trường thì không bao giờ dừng lại. Mỗi một
khâu đều trăm mối tơ vò. Tăng Thành không giống như những ông chủ
trong ngành thời trang khác, mải mê với việc tham gia các cuộc họp báo
trình diễn thời trang để tìm ra những yếu tố đang thịnh hành hay sản phẩm
đang bán chạy. Anh để tâm sức vào việc xây dựng một bộ máy quản lý
thông suốt và cẩn mật, chia tách rõ ràng công việc của những người làm
chuyên môn và quản lý.
Xí nghiệp trong tay anh dần phát triển mở rộng, anh đi đầu trong việc
thầu đất để xây dựng khu công nghiệp hiện đại hóa, mua về những thiết bị
máy móc hiện đại nhất, các công đoạn sản xuất đều sắp xếp hợp lý, anh là
người đầu tiên ở đây sử dụng hệ thống ERP** để quản lý việc tiêu thụ, bắt
đầu tổ chức các cuộc họp báo trình diễn thời trang, mời các nhà thiết kế ở
Hồng Kông về làm việc với mức lương cao, tham gia các buổi triển lãm
quy mô lớn, đồng thời phát triển thêm những thương hiệu khác, dần dần Tố
Mỹ trở thành công ty điển hình của ngành thời trang tỉnh này.
Những kẻ trong giới trước đây bĩu môi khinh khỉnh nhìn anh thì bây
giờ đứng ngồi không yên, lặng lẽ rập khuôn cách làm của anh. Những
người dưới quyền bố anh vốn tự tin về năng lực của mình giờ cũng không
thể không thán phục mà tuân theo sự chỉ đạo của anh, nhân viên nhìn anh
với ánh mắt sùng kính; bố anh từ lúc lo lắng giờ đã yên tâm hơn nhiều, bắt
đầu tham gia các câu lạc bộ thái cực quyền và thư pháp, chuẩn bị tuổi già
an nhàn.
Nhưng khi nghe bạn bè đến báo tin Diêu Hiểu Nghiên đã lấy chồng,
anh thẩn thờ, tay cầm bật lửa một lúc lâu mới châm thuốc, bên tai vẫn còn