Trong giây phút đó, anh đã biết rằng mình không còn sự lựa chọn nào
khác, gánh nặng đó đã tự động đè nặng lên đôi vai anh mà không cần biết
anh có đồng ý hay không.
Lần đầu tiên Tăng Thành vào phân xưởng sản xuất, xem xét các công
đoạn, bất giác anh thấy có gì không ổn. Phân xưởng xây theo lối cũ, các
máy may xếp thành hàng thẳng tắp, chỉ để ra một lối nhỏ ở giữa, các máy
may điện đồng thời làm việc, tuy không quá ầm ỹ nhưng cũng chẳng khiến
người ta dễ chịu. Sau mỗi công đoạn không có sự chuyển tiếp rõ ràng nên
các phục trang bán thành phẩm cứ vứt lộn xộn vào các thùng các tông. Vải
vụn đầy nền nhà. Theo đánh giá của anh, đây không thể gọi là công xưởng,
mà chỉ có thể coi là một cơ sở gia công loại lớn mà thôi.
Anh bắt đầu học hỏi về quá trình tiêu thụ và sản xuất quần áo, kín đáo
tìm hiểu về hiện trạng quản lý ở công ty hiện nay. Một ngày anh ở công ty
đến mười hai tiếng đồng hồ, chăm chỉ tìm tòi mò mẫm. Quá trình này hết
sức gian nan vất vả, niềm động viên duy nhất của anh lúc đó là những cú
điện thoại qua lại giữa anh và bạn gái ở nơi xa. Có rất nhiều lần, vừa nghe
xong điện thoại, qua ô cửa sổ, anh ngắm nhìn cảnh thành phố về đêm, buồn
bã nghĩ: thế này thật không công bằng với Hiểu Nghiên. Diêu Hiểu Nghiên
là bạn cùng khóa với anh, lại là người ngoại tỉnh, sau khi tốt nghiệp đại
học, cô tiếp tục theo đuổi chương trình thạc sĩ, hai người cùng có ước mơ
tạo lập sự nghiệp ở Bắc Kinh. Thế mà bây giờ, anh đang lao lực cho sản
nghiệp của gia đình, công ty mà anh cùng bạn thành lập đã chuyển nhượng
cho người khác, anh chẳng còn tâm trí và sức lực để nghĩ cho bạn gái nữa.
Quả nhiên, thời hạn một năm đã hết, khó khăn lắm anh mới nói: "Xin
lỗi, Hiểu Nghiên, e rằng trong thời gian sắp tới anh không thể qua đó
được".
Diêu Hiểu Nghiên đã kết thúc khóa học thạc sĩ và thuận lợi vào làm
trong một doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng, có cả cơ hội đi bồi dưỡng