để đến kiếp sau mới được an nhàn hưởng thụ. Nàng cũng vậy, thôi đừng
than trách trời đất bất công. Tuy nhiên ai nói ông trời không có mắt bắt oan
sai kẻ hiền lương chịu chết cô quạnh nơi chốn rừng hoang? Có lẽ lúc ta còn
sống lập nhiều công đức, ngài Phúc Đức Chánh Thần mới rong ruổi cho
một nhóm thợ săn tìm thấy ta chết nơi rừng thiêng nước độc:
- Ai như ông Hoàng Bảo Trứ?
Một người lên tiếng rồi mấy người khác cũng đã nói theo:
- Đúng là ông họ Hoàng sống ở ngôi miếu vùng bãi vàng Phước Sơn! Ông
ta từng giúp bọn mình thoát cảnh đói nghèo, bây giờ không lẽ chúng ta bỏ
mặc cho thú rừng đến xé xác? Chôn cất ông ta ở đây như vậy bất nghĩa quá,
còn bà Thôi Oanh Oanh làm sao đến lo nhang khói cho chồng?
Bỗng nhiên có một người lên tiếng:
- Trong bọn ta có thầy Ba Non Nước cùng đi, hay ta nhờ thầy Ba đưa xác
họ Hoàng về lại ngôi miếu?
Cả nhóm thợ săn cùng đồng tình, người đó mới nhìn về thầy Ba Non Nước
nói tiếp:
- Bây giờ tụi tui chờ thầy Ba ra tay làm pháp thuật, làm sao đưa xác ông
Hoàng Bảo Trứ về đến Phước Sơn mà không bị thối rữa.
Ai cũng biết muốn đem xác họ Hoàng về ngôi miếu trong rừng Phước Sơn
đi mau mắn cũng mất gần một tuần làm sao cho xác chết không bị thối rữa,
giữa làn hơi nước có dòi bọ sinh sôi nảy nở?
Mọi người đã nghe thầy Ba Non Nước trả lời một câu chắc nịch:
- Chuyện đưa xác chết về nhà bằng thuật "hành thi" thuộc nghề của tôi, bởi
vậy mấy ông mới chịu mướn tui đi theo mà.
"Hành thi" thuộc ma thuật của người Trung Hoa xưa tức mượn thây ma cho
hoàn hồn trong một thời gian như người còn sống. Theo tương truyền pháp
thuật này có xuất xứ từ cao nguyên tỉnh Vân Nam. Có người kể, khi các
thương nhân chuyên nghề buôn gỗ hay đi trên rừng dưới sông, những nơi
có tiếng rừng thiêng nước độc làm nhiều người ngã bệnh sốt rét mà đột tử.
Muốn đưa xác về nhà mà đường đi khó khăn không thể kịp tầm liệm, vì
vậy trong nhóm luôn phải có một pháp sư biết được thuật "hành thi" cùng
đồng hành, dùng phép cho thây ma được hoàn lại hồn cả tuần hay mười