ngày theo đường bộ để về nhà.
Trong thuật "hành thi" không chỉ có một pháp sư mà phải đến hai người
mới thực hiện được, thường người thứ hai là đệ tử của ông ta.
Người đi trước dẫn đường, người còn lại cầm lấy chén nước có ếm bùa đi
theo sau thây ma. Nếu nước trong chén không sánh ra ngoài thây ma không
ngã, nhưng cách đi đứng của thây ma có khác thường, lúc nào cũng nhảy cà
tưng theo người đi trước cũng như xác chết không thể nói năng ăn uống vì
đây là người đã chết.
Người trước đi thì thây ma đi, nếu dừng chân thì thây ma dừng nhảy. Ban
đêm vào quán trọ hay trú tạm bên đường, pháp sư mới cho thây ma hết chịu
ảnh hưởng của bùa chú để nằm một nơi. Một ngày trước khi về đến nhà,
hồn ma người chết sẽ báo mộng cho thân nhân biết tin nhằm chuẩn bị quan
tài và các đồ khâm liệm.
Lúc thây ma vừa về đến nhà sẽ đứng sững cạnh bên quan tài, tức thì người
đi sau đổ chén nước có bùa chú, xác chết tức khắc ngã ngay xuống đất.
Chuyện "hành thi" nhiều khi phải đi như thế cả tuần hay mười ngày, nên
thây ma vừa nhập thổ phải được khâm liệm ngay, nếu không do thời gian đi
đường kéo dài mà xác có hiện tượng thối rữa ngay.
Thầy Ba Non Nước nói xong, ông ta liền đến bế xác viên thái giám Hoàng
Bảo Trứ đưa đến một chỗ cao ráo đặt nằm cho ngay ngắn. Bấy giờ thầy
mới lấy từ trong túi đồ lề ra một lá bùa to dán ngay nơi ấn đường để che kín
khuôn mặt, rồi thầy mới ngồi xuống trước xác chất, chân xếp bằng tròn, tay
cầm nhang bắt ấn còn miệng lâm râm đọc bùa niệm chú.
Tên đệ tử đã cầm sẵn một chén nước đầy đặt trước đầu họ Hoàng, hắn cũng
như sư phụ bắt đầu ngồi lâm râm đọc chú. Thấy mọi người ngạc nhiên