giờ một bọn người gian ác đang đến định chiếm đoạt nó.
Thấy không thể giấu giếm, Ngọc Luân liền nói rõ ý định của hai người khi
đến am tìm thầy:
- Đúng là chúng tôi muốn nhờ thầy giúp trên đường đi đến kho tàng. Thầy
từng đưa xác ông Hoàng Bảo Trứ từ đó về lại ngôi miếu. Còn bọn người
muốn chiếm đoạt kho tàng, chúng tôi có thể chống lại bọn chúng. Có điều
bọn này có lão pháp sư biết nhiều pháp thuật, biết điều động âm binh đến
trợ giúp, nên chúng tôi tìm đến thầy Ba giúp thêm tay đối phó.
Thầy Ba tâm sự:
- Người ta thường cho rằng bọn pháp sư đa số theo tà đạo, nhưng ta chỉ lấy
bùa phép làm chuyện cứu đời. Bọn thợ săn nào cần trợ giúp là ta không
quãng ngại khó khăn. Mặc dù trên đời tiền bạc là cứu cánh để được sinh tồn
nhưng không vì thế mà đâm thái quá làm mất hết tâm đức, khi chết không
ai mang theo được, mà bọn quỷ dưới âm ty còn hành hạ đến không thể đầu
thai làm người được nữa!
Sau những câu tâm sự của thầy Ba Non Nước, bấy giờ Mỹ Lệ và Ngọc
Luân mới thấy thầy Ba khác hẳn các ông thầy bùa thầy pháp chỉ ham muốn
danh lợi mà đánh mất nhân tâm.
Thầy Ba Non Nước chấp thuận dẫn đường mọi người đến kho tàng Lê Kiệt.
Tâm nguyện của nhóm Mỹ Lệ coi như đã suôn sẻ ngay từ buổi ban đầu.
Nhóm bảy người hai già năm trẻ, gồm lão Phan Minh, thầy trò thầy Ba Non
Nước cùng Mỹ Lệ, Ngọc Luân, Vũ Luân và Nguyễn Luân lên đường ngay
sau khi sắp xếp xong mọi đồ vật cần thiết. Tất cả đều nai nịt gọn gàng, chân
mang giày ống để tránh rắn, vắt rừng đeo bám hút máu.
Được thầy Ba dẫn đường, cả bọn lên ngựa rời trại Quỳnh Hương ngay từ
lúc trời mới vừa hừng sáng. Thầy có nhiều kinh nghiệm trong những
chuyến đi xa cùng bọn thợ săn, chỉ lúc vào sâu trong rừng người ngựa mới
bắt đầu phi nước kiệu. Đi như thế gần ba ngày đường mới đến dãy núi nhìn