người Kinh về buôn bản đi.
Lão Mã Dần từng sống trên núi Hằng Sơn, lão ta hiểu hết các phong tục tập
quán của người dân tộc miền núi nên mau chóng nhận được câu trả lời:
- Cái ông muốn đến bản Xẹt Thả trao đổi cái tiền mới lấy cái uống, cái ăn
à?
Thằng A Tùng này sẽ đưa mấy người đi.
Lão pháp sư Mã Dần đại diện cho bọn người Trần Thành, nói với A Tùng:
- Đúng rồi! Người Kinh muốn đến bản làng Xẹt Thả để xin trị cái đầu và
tìm cái ăn, thằng A Tùng chỉ đường cho bọn ta đến nhanh đi.
Để thắt mối thân tình ngay từ đầu với tên A Tùng, lão Mã Dần chỉ về Trần
Thành nói tiếp:
- Đây là ông Trần người có nhiều tiền mới! Ông Trần ơi, cho nó vài tờ đem
về cho vợ cho con đi đổi cái muối cái gạo mà ăn.
Trần Thành theo lời lão pháp sư móc túi lấy cho tên A Tùng vài tờ bạc mới
làm tên người dân tộc hớn hở. Người dân sống ở miền cao rất hiếu khách
và tin người, khí cái bụng đã ưng thì ai nói câu gì cũng đều nghe. Tên A
Tùng cũng thế, khi nghe bọn người Trần Thành muốn đến bản Xẹt Thả là
đưa đi ngay.
Bản Xẹt Thả có những căn nhà rông dựng san sát nhau bao quanh một cái
sân rộng lớn, chứng tỏ là một bản làng trù mật. Tên A Tùng đã hô to khi
thấy bản làng hiện ra phía trước:
- Bản làng đây rồi các ông người Kinh ơi!
Thấy tên A Tùng dẫn về nhiều người Kinh, mọi người trong bản Xẹt Thả
liền chạy ra nhưng không ai dám đi trước già làng. Họ đứng chờ bọn người
Trần Thành ở con đường dẫn vào buôn bản.
Đến trước già láng, tên A Tùng liền cung kính chắp tay lên tiếng thưa:
- Những người Kinh có nhiều tiền mới lắm già. A Tùng đưa cái chân họ về
bản Xẹt Thả để trị cái đầu đau nhức, tìm cái ăn vào bụng thôi.
Già làng tuy lớn tuổi nhưng cách ăn mặc chẳng khác gì người trong buôn
bản, cũng chỉ mặc cái áo thổ cẩm dài quá bụng, thân dưới đóng khố đỏ thay
vì khố xanh, và khác hơn đôi chút nơi tay già làng cầm một cây gậy dài có
khắc hình đầu cọp chứng tỏ ông thuộc người có chức quyền nhất trong