Nguyễn đổng Chi
Kho Tàng Truyện Cổ Tích
31. TẠI SAO SÔNG TÔ-LỊCH VÀ SÔNG THIÊN-PHÙ HẸP LẠI?
Ngày xưa vềđời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy
thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội đều
được vời vào cung chạy chữa, trong số đó cũng có những tay lương y nổi
tiếng, nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô hiệu. Cặp mắt của vua cứ sưng húp
lên, đêm ngày nhức nhối rất khó chịu. Đã gần tròn hai tháng vua không thể
ra điện Kính-thiên coi chầu được. Triều đình vì việc vua đau mà rối cả lên.
Những cung giám chạy khắp nơi tìm thầy chạy thuốc, và lễ bái các chùa
đền nhưng mắt của thiên tử vẫn không thấy bớt.
Một hôm có hai tên lính hầu đưa vào cung một ông thầy bói từ núi Vân-
mộng về. Ông thầy chuyên bói dịch nổi tiếng trong một vùng. Sau khi gieo
mấy đốt cỏ thi, ông thầy đoán:
- Tâu bệ hạ, quẻ này có tượng vua rất linh nghiệm. Quả là bệ hạ bị "thủy
phương càn tuất" xuyên vào mắt cho nên bệnh của bệ hạ không thể bớt
được, trừ phi trấn áp nó đi thì mới không việc gì.
Vua bèn sai hai viên quan trong bộ Lễ đi về phía Tây bắc kinh thành. Thuở
ấy ở phía Tây bắc thành Thăng-long có hai con sông nhỏ: Tô-lịch và Thiên-
phù đều hợp với nhau để thông ra sông Cái ở chỗ cứ như bây giờ là bến
Giang-tân. Họ tới ngã ba sông dựng đàn cúng Hà Bá để cầu thần về bệnh
của hoàng đế. Đêm hôm đó, một viên quan ăn chay sẵn nằm trước đàn cầu