Nguyễn đổng Chi
Kho Tàng Truyện Cổ Tích
TẬP II
ĐỌC KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM TẬP II CỦA
NGUYỄN ĐỔNG CHI
Trong phần đầu (tr. l-72), ông Nguyễn Đồng Chi nghiên cứu cổ tích và
truyền thuyết nói chung. Ông thử vạch ranh giới của lĩnh vực nói đây và
của những thể loại thuộc lĩnh vực ấy, điểm qua những hệ phân loại đã được
đề xuất trước ông, nhằm phê bình và nhận ra các mặt yếu. Ông nhắc lại các
thể nghiệm phân loại khác nhau. Thoạt tiên là thể nghiệm của Nghiêm Toản
trong Việt-Nam văn học sử yếu, với cách phân chia như sau: 1. Truyện luân
lý ngụ ngôn; 2. Truyện mê tín hoang đường. 3. Truyện phúng thế và hài
đàm; 4. Sự tích các thánh. Rồi đến thể nghiệm của Thanh Lãng trong Văn
học khởi thảo: Văn chương bình dân, trong đó cổ tích, truyền thuyết,
truyện, được phân thành bảy loại: 1. Truyện thần tiên; 2. Truyện ma quỷ; 3.
Truyện anh hùng dân tộc; 4. Truyện ái tình. 5. Truyện luân lý. 6. Truyện
phong tục; 7. Truyện khôi hài.
Sau đó, ông Nguyễn Đổng Chi lại đưa ra cách phân loại cũng hoàn toàn
hình thức của Nguyễn Văn Ngọc trong Truyện cổ nước Nam: truyện thần
kỳ: truyện luân lý; truyện dân gian và những câu ngạn ngữ, ca khúc triết lý,
truyện khôi hài... Rồi thì cách phân loại của Trường Tửu trong Văn nghệ
bình-dân Việt-nam : tác giả này thử tập hợp các cổ tích và truyền thuyết lại
thành hai tổng thể lớn, truyện thần kỳ và truyện thế sự [1] . Đáng tiếc là
trong hai tổng thể lớn đó Trương Tửu lại đưa vào vô vàn phân cắt, khiến ta
lại bị dẫn dắt về các cách phân loại đã nói trên.
Ông Nguyễn Đổng Chi đã cảm thấy nỗi khó khăn trong việc phân loại
truyện đời xưa sao cho duy lý. Ông thử thu hẹp lĩnh vực các truyện ấy bằng
cách tách chúng khỏi truyện ngụ ngôn, truyện khôi hài, truyện tiếu lâm,