truyện thời sự, và bằng cách quy cho chúng ba điều kiện: phải có phong
cách cổ; không tách xa khỏi truyền thống dân gian; nhằm một mục đích
luân lý [2] .
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đồng Chi lại không đi sâu vào vấn đề do điều kiện
thứ nhất đặt ra: quả vậy, đâu là ranh giới giữa cái "kim" và cái "cổ"? Những
truyện cổ tích có liên quan đến thời Tự Đức (1848 - 1883) phải được xem
là "cổ" hay là "kim"? ấy thế mà nhiều truyện cổ lại được quy vào thời
Nguyễn (thế kỷ XIX): xem những truyện do Lăng-đờ (Landes) thu thập [3]
.
Sau tất cả những hạn chế nói trên, đến phiên ông Nguyễn Đổng Chi đưa ra
cách sắp xếp của mình, mà theo ý chúng tôi, cũng hình thức không kém gì
của những người đi trước ông: 1. Truyện cổ tích hoang đường; 2. Truyện cổ
tích thế sự; 3. Truyện cổ tích lịch sử.
Ông Nguyễn Đổng Chi không đề cập đến khả năng phân loại theo đề tài,
một cách phân loại cho phép định nghĩa và nhích lại gần nhau những đề tài
của các cổ tích vô danh và thiếu niên đại, còn cho phép theo dõi quá trình
truyền đạt và những biến đổi của chúng.
Chương cuối của phần thứ nhất nói đây được ông Nguyễn Đổng Chi dành
cho việc nghiên cứu bước đường tiến hóa của cổ tích và truyền thuyết qua
các thời của lịch sử Việt-nam.
Trong giai đoạn sơ sử, cổ tích chủ yếu là truyện hoang đường mà nhân vật
là thần, hay anh hùng được thần thoại hóa (Phù Đổng thiên vương, Cao Sơn
đại vương, Thục An Dương Vương, v. v...), hoặc thần súc vật (rồng, rắn,
hổ. v. v...). Cuộc đô hộ của Trung hoa đã du nhập những tín ngưỡng của
Phật giáo, Đạo giáo, và cổ tích cũng chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng ấy.