KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 133

[1]

Xem truyện số 67, tập II.

[2]

Tân đính hiệu bình Việl điện u linh tập; "Truyện Lý Phục Man".

[3]

Lĩnh-nam chích quái; "Truyện Phù Đồng thiên vương".

[4]

Còn có tên 1à Truyền kỳ tân phả.

[5]

Nguyễn Trọng Thuật 1à người ở thế kỷ XX cũng không phủ nhận quan

điểm trên của Vũ Quỳnh. Ông cũng nhân đó nói thêm: "Nay đem mà đối
chứng với di tích còn rõ ràng, thì những truyện ấy là sự thật cả, chứ không
phải là những lời ngụ ngôn mà cũng không phải là những bài tiểu thuyết,
mới biết lời ông Vũ Quỳnh đã có suy xét kỹ lắm rồi" (Tựa sách Quả dưa
đỏ,
in lần thứ ba, Văn hóa thư cục, Hà-nội; tr. 3).

[6]

Những lời "phê điểm" này đều thấy ghi ở cuối mỗi truyện trong Thánh

Tông dị thảo, bản chép tay của Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu A.202.

[7]

Của Nguyễn Đỉnh Nam (tức Nguyễn Thượng Hiền). Ký hiệu Thư viện

Khoa hoc xã hội: VHv.2382.

[8]

Truyện Chàng Chuối cũng thoát thai từ cổ tích này mà tiểu thuyết hóa

nên.

[9]

Phần nhiều những truyện trong Truyện cổ tích Việt-nam của Nguyễn

Bính, Nhà xuất bản Nguyễn Du, Hà- nội, 1952, đều rút từ sách này ra.

[10]

Ngoài ra, cũng nên nói đến những bản khai báo của chức dịch một số

làng xã trả lời những câu hỏi điều tra về phong tục Việt-nam do học giả
Pháp tổ chức vào những năm 1911, 1938... Những bản khai bằng chữ nôm
đó cũng thu thập được một số tài liệu về truyện cổ dân gian, trong đó số lớn
dưới dạng thần tích, tuy cách khai báo quá vắn tắt và đơn điệu, và cho đến
nay vẫn nằm nguyên ở Thư viện Khoa học xã hội chứ chưa được khai thác.

[11]

Những truyện trong hai quyển này đã được dịch và công bố trong

nhiều sách báo.

[12]

Từng được dịch ra chữ nôm ở thế kỷ XVIII.

[13]

Tô Linh Thảo trích dịch, lấy tên là Đại Nam kỳ nhân liệt truyện, Nhà

in Ngô Tử Hạ, Hà-nội, 1930.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.