Nam. Và còn nhiều nữa. Phần nhiều những sách đó góp nhặt lẫn lộn ngụ
ngôn, khôi hài xen với cổ tích và truyền thuyết, kể cả một số truyện chưa
hoàn chỉnh. Hơn nữa, trong việc sưu tập cũng thiếu sự tìm tòi rộng rãi,
thường chỉ đóng khung trong phạm vi một số địa phương. Các nhà trước
thuật lúc này sưu tầm truyện với ít nhiều ý thức bảo tồn vốn cũ của văn
nghệ dân tộc, nhưng lại thiếu một phương pháp tìm tòi cũng như nhận xét
khoa học. Truyện cổ Việt-nam còn được góp nhặt lần lượt và tản mạn trong
những quyển sách hoặc tập san viết bằng chữ Pháp, và trong các báo chí
cận đại. Trong số này phải kể đến một ít công trình sưu tầm tương đối trung
thực và khá phong phú, như của Lăng-đờ (A. Landes) trong tập san Du lãm
và quan sát (Excursions et reconnaissances) năm 1885-1886; của một nhà
sưu tập vô danh đăng rải rác trong Thực nghiệp dân báo năm 1923-1924
dưới mục "Nói chuyện cũ"; và của Trương Vĩnh Tống trong Nông công
thương năm 1938-1939 dưới các mục "Truyện lạ nước Nam" và "Mỹ Ấm
tùy bút", v.v... Quyển sách này đã sử dụng chọn lọc một phần số truyện
trong các công trình sưu tập trên làm tài liệu[10].
Đồng thời những truyện chép trong các sách truyện ký bằng chữ Hán trước
kia cũng lần lượt được dịch ra tiếng Việt như Việt điện u linh tập, Lĩnh-nam
chích quái[11], Truyền kỳ mạn lục[12], Lan Trì kiến văn lục[13], Tang
thương ngẫu lục, Thoái thực ký văn[14], v.v...
*
* *
Tóm lại, truyện cổ tích truyền miệng của chúng ta cũng có giai đoạn thịnh
và giai đoạn suy. Rõ ràng, thời kỳ mà chế độ quân chủ ngự trị ở Việt-
nam,thời kỳmà tín ngưỡng phúc tạp thịnh hành trong dân chúng, thời kỳ mà
nghệ thuật tiểu thuyết chưa phát triển trên văn đàn, đều là thời kỳ hoàng