KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 129


Bốn là, lúc bây giờ bên cạnh những truyện cổ được ghi chép lẻ tẻtrong các
sách Hán văn, còn có những truyện được tiểu thuyết hóa và diễn ra
bằngvăn vần.
Văn vần là hình thức dễ thuộc, dễ kể và do đó rất dễ phổ
biến. Thạch Sanh, Chàng Chuối, v.v... là những truyện nôm với nhiều tình
tiết của truyền thuyết, cổ tích đã được hệ thống hóa và cải biên lại. Những
truyện cổ Quan Âm Thị Kính, Bích-câu kỳ ngộ, Tống Trân Cúc Hoa trở nên
sống khỏe hơn là khi chưa mang hình thức thành văn. Truyện cổ tích không
những chuyển hóa thành tiểu thuyết mà còn chuyển hóa thành vở chèo, như
Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Viên, Cái kiến mày kiện củ khoai, v.v...


Từ đây, nghệ thuật tiểu thuyết bắt đầu hình thành, và cũng từ đây nghệ
thuật cổ tích bắt đầu bước vào thời kỳ tàn tạ. Tiểu thuyết cũng như tuồng
chèo sẽ chiếm địa vị trọng yếu trước đây của cổ tích.


Trong suốt thời kỳ cận đại, nghĩa là từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay, truyện
cổ tích truyền miệng xuất hiện ít dần đi. Không phải vì các loại tiểu thuyết
và các loại truyện ngắn, sáng tác và dịch thuật đầy dẫy trên văn đàn, đã làm
ngừng đọng nguồn văn học truyền miệng. Văn học chữ viết đâu có thể
khuynh loát, tiêu diệt, hoặc cản trở sự sáng tác văn học truyền miệng một
cách dễ dàng như thế. Trái lại, nó có thể trở thành động cơ thúc đẩy cho các
tác phẩm truyền miệng trong dân gian nảy nở là khác. Có điều, khi chữ viết
không còn là vật gì bí mật đối với mọi người, khi nghề in và xuất bản thịnh
đạt, khi tác phẩm văn nghệ đã trở thành hàng hóa, thì văn học truyền miệng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.