KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 130

sớm được cố định hóa và được lưu truyền bằng giấy mực. Mà truyện cổ
tích cũng như nhiều thể loại văn học dân gian khác, một khi hình thành đều
đòi hỏi phải trải qua một quá trình lưu truyền, sửa chữa bằng miệng mới đi
đến hoàn chỉnh. Không như vậy thì truyện sẽ không phải là cổ tích, cũng
không thuộc về văn học dân gian.


Cho nên, khi nói truyện cổ tích xuất hiện ít dần đi tức là muốn nói những
truyện cổ xuất hiện lúc này không mấy truyện còn mang đủ tính chất loại
biệt của cổ tích nữa. Như trên kia đã phân tích, nó thiếu đi tính chất cổ là
tính chất quan trọng nhất của truyện cổ tích. Nếu muốn tìm một khái niệm
tương đối hợp lý để đặt tên cho loại truyện như truyện Con ma trong nhà
thương
hay Bầu cọp làm hương cả, v.v... thì ta có thể gọi đó là "truyện mới"
hay "truyện đời nay" chứ không thể gọi là "truyện cổ tích". Mặt nữa, nó
cũng thiếu hẳn những đặc trưng nghệ thuật của truyện cổ tích. Hầu hết các
truyện mới tuy vẫn thiên về kể hơn là tả, nhưng thường khi là những truyện
không đầu không đuôi, lại thường không kể trong một không gian và thời
gian nghệ thuật của cổ tích như lệ thường, v.v... Thể tài của chúng giờ đây
rất gần thể tài của những "truyện ngắn" hay "truyện vặt" mà ta thường gặp
trên các báo chí sách vở.


Thời gian này các nhà trước thuật vẫn tiếp tục làm cái việc sưu tập truyện
cổ nước nhà. Trương Vĩnh Ký có Truyện đời xưa, Jê-ni-bren (Génibrel) có
Truyện đời xưa mới in ra lần đầu hết. Một nhà sưu tập vô danh có quyển
Sử Nam chí dị viết bằng chữ nôm[9]. Nguyễn Thượng Hiền có Hát-đông
thư dị,
Phạm Đình Dực có Vân nang tiểu sử, Phan Kế Bính có Nam hải dị
nhân liệt truyện.
Rồi đến Nguyễn Văn Ngọc có hai tập Truyện cổ nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.