KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 127

4. THỜI KỲ SUY TÀN CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH

VIỆT-NAM

Trong thời kỳ cuối Lê cho đến đầu Nguyễn có bốn sự kiện lịch sử ảnh
hưởng đến truyện cổ tích đương thời:

Một là, phong trào nông dân khỏi nghĩa liên tiếp xuất hiện: cuộc này chưa
dập tắt đã có cuộc khác bùng nổ và đã từng có lúc tập hợp thành cuộc khởi
nghĩa rộng lớn Tây Sơn, làm nghiêng đổ chế độ ruỗng nát của phong kiến
thống trị. Phong trào nông dân khởi nghĩa chẳng những đã để lại những dư
âm trong văn học phong kiến, trong văn học thành văn mà còn có những
vang hưởng sâu sắc trong truyện truyền miệng nói chung và trong cổ tích
nói riêng. Bên cạnh các loại sách tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,
v.v...
đã ra đời những truyện Vua Heo, truyện Nói dối như Cuội, v.v... đều là
những mũi dùi sắc nhọn chĩa vào thành lũy phong kiến thống trị; và những
truyện Chàng Lía, Bà Thiếu phó, Nam cường, Cố Bu,Vợ ba Cai Vàng
nhiều nữa, đều 1à những bản ca hùng tráng, trong đó người anh hùng nông
dân được đề cao. Nó phản ánh ước vọng của người nông dân bị áp bức
muốn quật ngã kẻthù, ít ra là quật lại một đòn trong tưởng tượng, cho hả
bớt tâm lý dồn nén căng thẳng.


Hai là, tín ngưỡng về đạo Tiên lúc này thịnh hành đến nỗi cơ hồ lấn át cả
đạo Phật.
Chứng cứ là ở miền Bắc, cho đến ngày nay, bên cạnh mỗi chùa
thường có dựng một phủ để thờ Thánh mẫu và các vị tiên khác. Đạo Tiên
thịnh hành làm cho kho tàng truyện cổ của chúng ta lại chứa đựng thêm
biết bao nhiêu là truyện quái dị như Liễu Hạnh công chúa, Phạm Viên, Trần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.