KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 125


Những truyện mà nhà nho sưu tầm trong các sách trên, hầu hết là những
truyền thuyết hoang đường hoặc những truyện cổ lịch sử. Động cơ của
người ghi chép góp nhặt thì vẫn thế, vẫn không phải với ý thức sưu tầm văn
học mà chỉ là tìm tòi tài liệu cho lịch sử, hay là lưu lại một sự việc chưa rõ
căn nguyên. Trong trí óc của họ trước sau vẫn cho rằng những truyện đó có
thể xảy ra trên thực tế nhưng cơ hồ như không thể cắt nghĩa được. Vũ
Quỳnh khi sửa lại sách Lĩnh-nam chích quái để xuất bản có viết trong bài
tựa: "... Các việc ấy tuy lạ mà không đến nỗi ngoa, tuy "thần" mà không
đến nỗi "yêu", tuy hoang đường mà không đến nỗi quái dị, tung tích còn có
thể làm bằng cứ"[5]. Sơn Nam Thúc là tác giả những lời phê phán trong
Thánh Tông di thảo cũng nói: "Đọc truyện Lấy chồng dê mới biết đầy trời
đất hễ những giống vật bay, lặn, chạy, núp đều là vật mà chưa hẳn là vật.
Có kẻ tiền duyên chưa trọn, có kẻ oán cũ chưa tiêu, có kẻ thác giống vật để
đón nhau, có kẻ thoát hình mà ảo hóa, như chim xanh là sứ giả của Tây
vương [mẫu], như lợn đen là tiền thân của Tần Cối. [Cũng một kiểu như]
hạc Linh uy, cá Bạch long từ xưa đến nay khi nào cũng có. Chúng ta nên để
lòng xét kỹ, đâu có phải vì chúng là vật mà coi là vật sao"[6]. Đặc biệt là
trong Lan Trì kiến văn lục hay trong Hát đông thư dị[7], cứ sau mỗi một
truyện nào quái lạ, tác giả lại ghi rõ tên người đã mắt thấy tai nghe, làm
như đó là chuyện thật.


Những sự việc trên một mặt chứng tỏ giá trị hiện thực hiển nhiên của văn
học truyền miệng dân tộc; nhất là cái cốt lõi sự thực vẫn còn dấu vết rất
phong phú trong khá nhiều truyện mà những tình tiết hoang đường kỳ ảo
không sao có thể che mờ hết. Nhưng mặt khác, nó cũng chứng tỏ đầu óc
giáo điều của nhà nho không thể quan niệm nổi rằng trong nhân dân vẫn có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.