Người ta đánh nhau với nó, nhưng hễ chém đứt đầu hay tay chân thì những
bộ phận ấy tự tìm về và dính lại với nhau như cũ.
Một hôm bà Dằn bắt được một cô con gái định nuôi béo ăn thịt, nhưng nó
lại sợ cứt gà. Cô gái bị bắt đi đổ cứt gà, nhân biết chỗ yếu của mụ, bèn làm
cho mụ sợ, rồi trốn đi. Về làng, cô báo tin với dân. Họ mang nhiều cứt gà
tới vung vào, lại dùng gươm bôi cứt gà, chém bà Dằn làm trăm mảnh.
Những mảnh ấy hoá làm vắt, muỗi và đỉa [8] .
Một truyện khác, Quyền làm chồng, có bàn tay tô điểm của nho sĩ với đôi
nét hài hước:
Một làng kia thờ thần thiêng ở chân núi. Lúc tế thì bưng cỗ vào miếu, hôm
sau đã sạch như chùi. Một hôm thần báo mộng phải nộp một người học trò
nọ cho thần làm chồng. Làng họp bàn. Người học trò nhận lời đi nộp mạng,
nhưng bảo làng chuẩn bị cho mình một dùi sắt, một vò rượu ngon.
Đến ngày, anh giấu dùi sắt vào người, tay cầm roi song. Đến nơi nhảy lên
ngai thờ ngồi. Được một lát có một người con gái hiện ra mang tráp trầu
vào mời. Anh thét: - "Tao là chồng, chủ mày là vợ, sao chồng đến đây đã
lâu mà không thấy vợ ra mắt, hãy kêu chủ mày ra đây ta bảo". Lát sau nữ
thần hiện ra ăn mặc diêm dúa, anh nọc ra đánh ba chục roi lấy cớ khinh
người. Thần mời: - "Xin mời chàng vào". Anh đi theo vào một hang đá rồi
trèo lên ngồi trên bàn đá. Cơm dọn ra thấy thức ăn nguội anh lại nọc đánh
ba chục roi. Đem hâm nóng, lại bị đánh. thần không biết làm sao mà chiều,
mới ngồi khóc. Bấy giờ anh rút dùi sắt ra đập phá khắp nơi, một hồi chúng
tan hết cả. Anh bèn đánh trống ngũ liên mời làng ra triệt hạ ngôi miếu. [9]
Một truyện nữa Người đàn bà lấy rồng kểt cục khác hẳn với các truyện
trên: