lại sai đem sơn bôi vào chúng: một con màu xanh, một con màu đỏ. Tỉnh
dậy, chúng tưởng lạ, cắn nhau rồi đuổi nhau chạy xuống biển, và từ đấy
không trở lại nữa [3] .
Lăng-đờ (Landes) cũng kể một truyện, nhưng vai trò anh hùng ở đây lại là
bức tranh Quan Đế:
Ở phủ Kiến-xương có một cô gái mồ côi sống bằng nghề may thuê vá
mướn. Một hôm cô đi chợ thấy có bán tranh Quan Đế. Bắt chước những
người khác, cô nhịn ăn bỏ tiền mua một bức đem về mỗi ngày dâng cúng
trước khi ăn, đi đâu cũng mang theo.
Một hôm đi qua làng Nhân-lý, làng này thờ thần Lợn, mỗi năm cũng phải
dâng một người con gái. Cô gái thấy có hội làng, chen vào xem. Bọn hướng
lý làng này giả thuê cô làm một số công việc ở đền trong mấy ngày hội, hứa
sẽ trả cho một số tiền lớn. Đêm lại chúng bỏ cô một mình ở đền. Cô lấy bức
tranh ra treo ở tường rồi dâng hương. Nửa đêm thần Lợn xuất hiện, nhưng
vừa tới gần thì đã bị Quan Đế từ trong tranh bước xuống chém làm ba khúc
[4] .
Vũ Ngọc Phan cũng kể truyện một thần Lợn - con lợn thành tinh - mỗi năm
làng cũng phải hiến một người con gái chưa chồng. Một anh học trò nghèo
đi qua đền đúng vào lúc một cô gái bị đưa đến đền. Anh cầm dao ngồi ăn
với thần Lợn, có bọn "tiểu yêu" của nó hầu hạ. Thừa lúc thần Lợn không để
ý, anh chém cho nó một nhát gãy chân. Thần hiện nguyên hình là một con
lợn, chạy trốn mất. Cả làng đổ ra, theo vết máu đi tìm, cuối cùng bắt được
con lợn chén thịt. Còn chàng trai và cô gái về sau lấy nhau [5] .
Một loạt truyện khác tuy khác nội dung nhưng vẫn cùng cấu trúc, nhất là
hình ảnh nộp mạng người cho ma quỷ: