nhau nên gọi nhau ra rả, khi gặp nhau thì trời vừa sáng. Người ta gọi là
chim khảm khắc [3] .
Nguyễn Văn Ngọc có kể một truyện Sự tích chim bắt-cô-trói-cột của đồng
bào thiểu số Hà-giang như sau:
Ở vùng nọ có tục cứ đến ngày vào đám thì đêm đầu tiên là một buổi lễ tắt
đèn đuốc. Hễ người nam bắt được người nữ nào thì trói vào cột. Đến lúc
đèn đuốc bật lên thì người nam sẽ cưới người nữ ấy làm vợ. Có lần, một
người nam cột được một người nữ, đến khi đèn đuốc đỏ lên thì hóa ra
người ấy là cô ruột của mình. Chàng trai xấu hổ chết đi, hóa làm chim, luôn
mồm kêu: "Trói cô vào cột" [4] .
Đồng bào Ca-tu có một truyện Sự tích chim vua quan trói cột (tức là chim
bắt cô trói cột ở miền Bắc) nhưng nội dung khác hẳn các truyện kể trên: có
một anh dân nghèo là Ca Ngóc được bà thần cho một chiếc cói màu nhiệm,
hễ cầm lấy thổi thành tiếng "Vua quan trói cột", và làm cho người thổi có
phép tàng hình. Nhờ tiếng còi của anh, dân chúng nổi dậy đánh giết quan
và lính tới làng thu thuế. Sau đó anh lại được bà thần gả con gái và cho viên
ngọc "đen như sừng trâu, nặng như hũ nước, thơm như mít chín". Anh và
vợ tìm đến cung vua làm cho vua quan và lính tráng bận tâm đi tìm mít;
trong khi đó dân chúng xông tới cướp vũ khí, bắt vua quan trói vào cột rồi
giết đi.
Ca Ngóc sau đó chết hóa thành giống chim, luôn mồm kêu: "Vua quan trói
cột" [5] . Chúng tôi sợ rằng truyện này ít nhiều cũng đã bị hiện đại hóa.