cho về. Cô gái vô cùng đau khổ, ngửa mặt kêu trời rồi đâm đầu xuống suối
tự tử. Xác nàng trôi theo dòng nước đến một ghềnh đá vướng lại, và được
mọi giống chim nhặt lá che phủ.
Từ đó xuất hiện một giống chim ăn đêm, ít ai được thấy hình dạng của
chúng. Chỉ biết rằng chúng thường đậu trên cành cây cao nhất rừng, cứ bốn
tiếng một kêu dóng dả từ tối đến sáng: "Năm trâu sáu cọc!"... "Năm trâu
sáu cọc!"...
Đồng bào thiểu số ở Việt-bắc có truyện Chim khảm khắc dường như cũng
là một dị bản của các truyện trên nhưng đoạn kết thì lại có phần nào giống
với Sự tích chim bóp-thì-bóp (xem Khảo dị truyện Sự tích đá Vọng phu, số
32).
Một ông chúa có hai cô gái xinh đẹp. Nàng Hai là người chất phác hiền
lành, một hôm đi chơi rừng bị báo vồ, nhưng nhờ có một chàng trai con nhà
dân nghèo tên là Lương kịp thời xông tới cứu. Anh giết chết ác thú và đưa
nàng về nhà. Ông chúa thương hại anh áo quần tả tơi, máu me đầm đìa,
bảo: - "Mày cứu con tao, tao sẽ nuôi mày". Nhưng Lương chỉ được đãi như
đầy tớ. Mặc dầu vậy, anh và nàng Hai vẫn yêu nhau. Khi ông chúa biết
chuyện, lập tức đuổi anh đi và dọa nếu còn tơ tưởng đến nàng Hai thì sẽ
giết chết. Mặt khác hắn cấm cung cô gái. Nhưng họ vẫn bí mật gặp nhau.
Một hôm hai người rủ nhau đi trốn, họ dựng chòi cao ở giữa rừng mà ở.
Ông chúa cho quân đến vây chòi và giao hẹn: - "Xuống ngay sẽ cho chết tử
tế". Hai người không xuống. Tên bắn lên tua tủa. Lương muốn bắn trả lại
nhưng bị người yêu ngăn cản. Lính trèo lên, Lương giơ nỏ nói: "Đứa nào
trèo lên sẽ không được về với vợ con". Nàng Hai lại ngăn cản. Cuối cùng
tên bắn lên rát quá, Lương chĩa nỏ và ngực bắn chết người yêu. Lương
cũng bị tên bắn lên giết chết. Chúa bắt đào hai hố cách xa nhau để chôn. Họ
hóa thành hai con chim trống mái, thường ban ngày đi ăn, đến chiều thì lạc