bó với nhau. Một hôm, trong cuộc hẹn đầu, anh chàng quá sung sướng ngất
đi. Thấy anh ngã xuống, cô gái sợ, bỏ về. Bố mẹ đi tìm con trai thấy con đã
chết, vào buồng học thấy có nhiều gói phấn. - "Có lẽ vì phấn này mà con ta
chết đây". Bèn đi tìm ở chợ thì thấy cô gái bán phấn có những gói giống
như ở buồng con mình, bèn bắt giải quan. Cô gái thú là mình có yêu chàng
và xin phép được khóc trước xác người yêu. Quan cho phép.
Thấy áo quan còn mở nắp, cô ôm lấy xác người yêu hôn hít Chàng trai tự
nhiên sống lại. Hai người được phép lấy nhau. Họ đẻ nhiều con[6].
Một truyện Lửa tình cũng của Trung-quốc, cũng là một dị bản, tuy kết thúc
có khác:
Công chúa nước Bắc Tề cùng một thiếu niên họ Trần hẹn gặp nhau tình tự
ở một cảnh chùa nọ vào ngày Tết. Thiếu niên đến trước nằm đợi, rồi ngủ
quên. Công chúa đến thấy người yêu ngủ say thì giận, nhưng hữu ý để lại
một vòng ngọc trên người chàng, rồi bỏ về. Chàng họ Trần tỉnh dậy thấy
vòng ngọc thì uất lên vì hối hận. Lửa trong tim chàng phát ra đốt cháy cơ
thể lại thiêu luôn cả cảnh chùa[7].
Chú thích:
[1] Đoạn này theo Toan Ánh. Nếp cũ hội hè đình đám, quyển Hạ; và Văn
hóa tập san, số 3 (1973).
[2] Vàm sông: tức cửa sông hoặc cửa biển, chỗ sông đổ ra biển.
[3] Theo Sơn Nam. Truyện xưa tích cũ, tập I.
Người dân chài ở vùng Côn-lôn cho rằng mỗi lần cá voi đi đâu thì ở phía
trước có cặp cá đao rất lớn, kế đó là một cặp cá mực rất to, nhưng là để
kiếm mồi cho cá voi. Cá đao phải dùng "gươm" của mình để lùa các loài cá
nhỏ vào cái miệng khổng lồ của chủ tướng, còn cá mực thì phun chất mực