ngôn hạnh toàn vẹn, nghề canh cửi rất chăm chỉ và tinh xảo, thường dệt
thành gấm màu mây (vân cẩm) để may áo chầu cho Ngọc Hoàng. Tại Hà-
tây (phía Tây Ngân-hà) bấy giờ có Ngưu lang, một vì sao Khiên Ngưu (dắt
trâu) làm việc chăn nuôi chuyên cần, tài đức đều trội. Thấy vậy, Ngọc
Hoàng bèn triệu Ngưu lang gả cho Chức nữ. Hai bên thành hôn vào ngày
mồng bảy tháng Bảy gọi là tiết Thất tịch.
Sau khi cưới, vợ chồng đem nhau về Hà-tây. Nhưng từ đó họ say đắm quên
hết cả. Chức nữ suốt năm không về Thiên cung, bỏ bê việc canh cửi, chàng
Ngưu cũng trễ nải chăn nuôi. Ngọc Hoàng nổi giận sai bắt Chức nữ lại trở
về Hà-đông mà lưu Ngưu lang ở Hà-tây, chỉ chuẩn cho hàng năm vào tiết
Thất tịch, ra lệnh Hà Bá (thần sông) sai chim thước (chim khách, cũng gọi
là chim chẽo choẹt) đốc suất đàn chim ô (quạ) bắc cầu sông Vân-hán (tức
Ngân-hà) cho phép Ngưu lang từ Hà-tây sang Hà-đông tới Thiên cung gặp
vợ một ngày. Sáng mồng 8 phải có mặt ở Hà-tây.
3) Chức nữ là con gái Tây Vương mẫu, một ngày nọ đến tắm ở suối nước
nóng với các nàng tiên khác. Một con trâu của Ngưu lang bảo anh lấy trộm
áo của nàng tiên đặt ở bờ hồ. Ngưu lang làm theo, nàng tiên bị mất áo lại là
Chức nữ, nàng đành lấy Ngưu lang làm chồng, đẻ một trai một gái. Một
hôm Chức nữ tìm được áo bèn bay về trời. Ngưu lang đuổi theo. Sắp bị
chồng bắt, Chức nữ kêu: - "Ôi mẹ, cứu con với!" Bà mẹ đang cầm cái trâm
ở tay liền vạch một cái, một dòng nước mênh mông ngăn đôi: đó là Ngân-
hà. Sau đó vợ chồng xin Trời cho phép gặp nhau. Trời cho mỗi năm một lần
vào ngày mồng bảy tháng Bảy. Ngày đó, những con chim sẻ ở dưới trần
đến làm cầu trên sông để cho hai người qua lại. Trên trời có bốn ngôi sao tụ
bên Ngân-hà giống đóa hoa đó là Chức nữ; và ba ngôi khác hình tam giác
là Khiên Ngưu, gần đó lại có hai ngôi nhỏ là con của họ.
Truyện của người Lô-lô Puê-puê ở đảo Ô-ba (Hobart) (châu Úc-Australie);
Ta-ca-rô và Ba-ni-hi Ma-ma-ta, người đàn bà ở xứ Mặt trời: