áo nàng tiên) tuy có nhiều tình tiết mới, nhưng sự tiến triển của truyện có
chỗ không được lô-gích.
Theo Vũ Ngọc Phan. Truyện cổ Việt-nam.
Theo Đờ-jor-jơ (Degeorge), báo đã dẫn
Theo lời kể của đồng bào Mường ở Hòa-bình.
Theo Bản khai sách Hữu-lập, sách Vĩnh-lại và sách Nhiêu-hợp, tập I.
Theo Truyện cổ Thái, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà-nội, 1980.
Theo Truyện dân gian Trung-quốc
Theo Doãn Thanh, Thương Nguyễn, Hoàng Thao. Truyện cổ dân tộc
Mèo.
Theo Truyện cổ Việt-bắc, tập II, đã dẫn.
Theo Su-át (Chouate). Huyền thoại và truyền thuyết thổ dân ở đảo
TânHê bờ-rít (Nouvelle Hébride) châu Úc (Australie), tạp chí Nhân loại tập
VII (1912). Một dị bản kể như sau: Một bọn người có cánh đến tắm ở sông
Oa-tun (Watun) trong đó cũng có người đàn bà có con bé. Cánh của nàng
cũng bị một người đàn ông lấy trộm và nàng đành làm vợ anh. Một hôm hai
người cãi nhau, chồng quát: - “Chúng mày ở đâu thì xéo đi!” Vợ khóc,
nước mắt cũng làm xói đất, làm lộ bộ cánh giấu dưới đó. Vợ nhân lúc
chồng vắng nhà bế con bay đi. Chồng về hỏi vợ cả, vợ cả không biết. Như
truyện trên, anh trèo lên núi đá Mut bắn tên lên trời, tên trúng vào cây đa
gần nhà người đàn bà. Các mũi tên sau cũng tiếp tục cắm vào đuôi nhau,
anh lấy rễ cây đa cho bắt vào mũi tên cuối cùng, rễ cũng bò đến cành đa
trên trời. Anh ta leo lên, mang theo một thúng quả cây. Đến nơi thấy con
chơi ở khe, từ trên cây anh ném xuống các thứ quả. Mỗi lần nhặt được, đứa
bé mang về cho mẹ. Mẹ nó kêu lên: - “Ồ, đây là loại quả mà chúng ta ăn ở
dưới kia!” Lần thứ ba, mẹ nó chạy ra nhìn lên cây thấy chồng: - “Làm sao
đến được đây?” – “Tao đi theo một con đường riêng”. – “Tìm ai?” – “Tìm
mày về” – “Tao không muốn”. Nhưng người đàn ông cố ép. Người đàn bà
buộc phải bế con đi theo và nửa đường nàng cũng chặt đứt rễ đa sau lưng
anh chồng – “Mày làm gì thế?” – chồng hỏi, - “Rễ cây đã chặt, mày về làng
mày, còn tao về làng tao”. (Theo Tát-tơ-vin (Tattevi), Huyền thoại và
truyền thuyết ở phía Nam đảo Păng-tơ-cốt, tạp chí Nhân loại, tập XXVII,