bỏ hắn xuống hầm. Khi biết đó là đại thần ở Gu-va-chia đến, nàng buộc hắn
hàng ngày phải chải một cân bông mới cấp cho một cân bánh để ăn. Thấy
hắn không về, đại thần thứ hai cũng lại đem gia nhân ra đi, cũng nhờ mụ
mối để gặp nàng và cuối cùng cũng bị bỏ vào hầm tối. Đến lượt đại thần
thứ ba cũng vậy. Thấy ba đại thần của mình có đi không có về, vua bèn cải
trang ra đi. Nhờ mụ mối, vua cũng được vợ nhà kiến trúc tiếp, nhưng lần
này vua không bị đánh thuốc mê. Đang tìm cách dỗ dành người đàn bà, thì
bỗng vua nghe tiếng đập cửa. - "Ai đấy?", vua hỏi - "Đó là các anh tôi về".
"Ta nấp vào đâu bây giờ?" - "Ở đây có một buồng kín trong vườn". Vua
xuống hầm thì gặp các đại thần của mình. Thấy bọn này lạy vua, vợ nhà
kiến trúc sư sai nữ tỳ mang đuốc đến cùng với nệm cho vua ngồi, rồi mình
thân đến lạy vua kể lại mọi việc. Vua khen ngợi, nhận nàng làm em gái.
Vua sai bắt giải bọn đại thần về nước, sai đeo vào cổ mỗi người một cái
biển có đề chữ "Ganh tị và vu cáo". Còn nhà kiến trúc thì được vua ban
thưởng cho trông nom công việc triều đình, vợ anh thì trông nom hậu cung
[6] .
Xem thêm một số truyện ở mục Khảo dị, số 84 và truyện Người đàn bà bị
vu oan số 109 tập III, cũng có một số tình tiết tương tự.
Một truyện rút từ sách Bri-hat-ca-tha (Brihatcathâ) của Ấn-độ cũng gần
với truyện trên:
Thần Si-va cho mỗi người trong cặp vợ chồng một hoa sen đỏ. Hoa này sẽ
không bao giờ héo nếu vợ trung thành với chồng và sẽ héo nếu ngược lại.
Người chồng trước khi ra nước ngoài buôn bán được mẹ vợ trao cho một
bông hoa huyền bí nói trên. Anh giao thiệp với bốn lái buôn trẻ tuổi. Trong
một bữa tiệc, bị phục rượu say, anh tiết lộ tính năng của bông hoa huyền bí.
Bốn người này bèn tìm cách đến quê anh trong khi anh vẫn chưa về. Cũng
gần với các truyện trên, mối lái được Đê-va-mi-ta, vợ anh hứa hẹn, và họ
lần lượt vào nhà do một thị tỳ của nàng ăn mặc như nữ chủ nhân tiếp, rồi