chồng. Nhân vật trở thành vua Phù-nam từ đó.
• Riêng truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy của ta thì tác giả Nghiên cứu
về nghi lễ nông nghiệp của người Căm-pu-chia Ê-vơ-lin Pa-rê Mat-xpê-rô
(Ếveline Poret Maspéro) không cho là đúng. Bà nói: "Trong dị bản mà ông
ta [Prơ-di~luýt-xki] đưa ra là một nàng công chúa bị nhà vua dùng gươm
chém chết ấy [Mỵ Châu] máu của nàng chảy xuống biển hóa thành ngọc
trai; với ông ta, con rắn (nãgi) mà Côn-đi-ni-a lấy "trở thành nàng công
chúa" của truyền thuyết An-nam. Sự so sánh này không thuyết phục được
tôi" . Mặc dù vậy theo chúng tôi, phát hiện của Prơ-di-luýt-xki (Przyluski)
cũng cho ta một ví dụ khá cụ thể về mối liên hệ giữa truyện cổ của các
nước trong một khu vực rộng rãi ở Đông nam châu Á.
[15] Xem lại Khảo dị truyện Duyên nợ tái sinh (số 173).
[16] Cũng có thể cái tên Hà Ô Lôi về mặt ngữ âm có liên quan đến một cái
tên nước ngoài nào đấy mà chúng ta cần nghiên cứu thêm.