chép trong sách Thủy kinh chú.
[12] Truyện kể rằng sứ thần của ta sang Trung-quốc, lúc trở về có mang
theo một số hạt giống cây mà bên ta chưa có. Nhưng lần ấy do người Tàu
khám xét quá ngặt nên sứ thần đành phải giấu vào chỗ hiểm, mới đưa được
một số ít hạt về nhân giống ra. Vì hạt giống cây lấy từ Trung-quốc nên
người ta gọi nó là "cây ngô" và ngày nay vẫn quen gọi như thế. Truyện này
nếu xét về mặt lô-gích thì có phần vô lý. Không những giống ngô không
phải đợi sứ thần đi Trung-quốc mới kiếm được, chỉ riêng việc giấu một ít
hạt giống thì hà tất phải nhét vào chỗ hiểm? Sau khi đối chiếu so sánh,
chúng tôi nhận thấy có lẽ đó là vang bóng (cũng tức là dị bản) của những
huyền thoại hay truyền thuyết về nguồn gốc sự vật của một số tộc người ở
Á, Úc, và châu Phi, Mỹ, v.v... (theo A. E. Jen-sen. Những huyền thoại và sự
thờ cúng ở các cư dân nguyên thủy, Pay-ô, pa-ri, 1954).
[13] V.Ia. Prốp (V.Ia.Propp): Nguồn gốc lịch sử của cổ tích thần kỳ, Lê-nin-
grat, 1946.
[14] Nhân đây xin nhắc lại một đề tài của Prơ-di-luýt-xki (Przyluski) công
bố cách đây trên 50 năm, nhan đề: Nàng công chúa tanh mùi cá và con rắn
thần (Nãgi) trong các truyền thuyết ở Đông Á có kể ra một loại huyền
thoại, cổ tích thần kỳ và truyền thuyết lưu hành từ xa xưa tại nhiều nước
như: Ấn-độ (gồm nhiều dị bản trong đó có truyện của Bắc Ấn, Nam Ấn,
Cô-la, truyện Phật giáo, truyện trong bộ Ka-tha-xa-rít-xa-ga-ra
(Kathâsaritsâgara), v.v...), Trung-quốc (3 truyện), Phù-nam (truyện Côn-đi-
ni-a), Căm-pu-chia (truyện đã được tạc thành phù điêu Bay-don ở Ăng-co
Thom), Cham-pa (truyện có khắc ở bia), Miến-điện (Myanmar) (truyện U-
pa-gút-ta), Pê-gu (truyện vua Tha-ton), Thái-lan (truyện Phy-a Ru-ang), lưu
vực Sa-lu-en (truyện chàng Hói), Việt-nam (truyện Lạc Long Quân và
truyện Mỹ Châu - Trọng Thủy), In-đô-nê-xi-a (Indonésia) (truyện Tchan-
jou-koua mang tên Long tinh), Nam-chiếu (truyện Cửu-long), Ta-li (truyện
vua Ssen-p ing),Mun-đa (truyện vua Sô-ta Na-pua), v.v... trong những
truyện đó nhân vật chính thường là nữ, chưa chồng, nhưng do tiếp nhận
(hay cảm thụ) một cách huyền bí tinh khí của một rắn thần (hay rồng, hay
người - rắn) có mang, sinh ra con trai; đứa bé này thường làm nên sự