bỏ, trong đó có tập tục hiến tế đã nói. Và sử sách của nhà nho cũng xóa bỏ
hết các sử liệu về những việc làm họ coi là man rợ.
[3] Về chủ đề này, Cô-xcanh (E. Cosquin) đã dẫn ra khá nhiều truyện trong
Cổ tích con mèo và cây đèn cầy ở châu Âu thời trung cổ và ở phương
Đông.
[4] Cao Huy Đỉnh. Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt-nam, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà-nội, 1974; tr. 58.
[5] Theo quan niệm cổ, lông tóc con người còn là nơi trú ngụ của sức mạnh
(ví dụ nhân vật Xăm-xông (Samson) trong Kinh thánh (Bible), của năng lực
ma thuật (ví dụ nhân vật Séc-mô-nô-xcơ của Pu-skin (Pouchkine), của sinh
mệnh (ví dụ nhân vật Ni-xốt (Nixos) trong thần thoại Hy-lạp, xem Khảo dị,
số 17).
[6] Ia. Prôp (Ia.Propp) cũng đã từng lưu ý chúng ta rằng nói chung trong
các truyện cổ tích, con rắn cũng như con ngựa đều là giống vật phun ra lửa.
Chúng ta sẽ thấy ngựa và rắn đôi khi có những liên hệ kỳ lạ, ví dụ nhân vật
trong truyện Con tuấn mã của Ô-lếc, hoàng tử xứ Ki-ép (Kiev) bị một con
rắn vốn nằm trong đầu con ngựa quý của mình chui ra cắn chết (truyện thơ
Pu-skin). Riêng truyện Vua Cóc của người Sán Dìu, một dị bản của truyện
Lệnh Trừ, thì ngựa chở vua cóc không phun lửa mà là cóc phun lửa: cóc
phun bên trái ra lửa, bên phải ra khói.
[7] Ghi chép của Lĩnh-nam chích quái.
[8] Những mô-típ này của truyện Lệnh Trừ, dường như cũng không vay
mượn trực tiếp từ phía Ấn-độ, vì kết thúc của nó lại gần giống với truyện
của dân tộc Lê và một truyện khác của Trung-quốc sưu tầm ở phía Nam
Quảng-đông. Cả hai đều có hình ảnh này của đoạn kết : nhân vật vua thử
mặc tấm lốt cóc (hay ếch), tấm lốt tự nhiên dính chặt vào người, và nhân
vật ấy mãi mãi biến thành cóc trong khi đó thì nhân vật cóc trèo lên ngai
vàng làm vua sau khi đã cởi tấm lốt hóa thành người .
[9] Thần tích xã Thế-lộc. Xem thêm BEFEO, X, q.4 (1910).
[10] Có truyền lên đến vùng người Mèo ở Việt-nam, và vào đến Nghệ -
Tĩnh - nhưng cũng chỉ dừng lại ở vùng người Nhà-làng (Phủ-quỳ).
[11] Tức là truyện kể về gươm thần của Phạm Văn của người Cham-pa, còn