HOẠT ĐỘNGXÃ HỘI VÀ TỪNGBƯỚC ĐỊNH
HƯỚNG
Vừa ngừng viết và xuất bản "Kho sách bạn trẻ", đang chưa biết làm gì thì
anh tôi nhận được thư của người anh cả (Nguyễn Kinh Chi, tên thân mật
trong nhà là Kinh) đề nghị cùng vào Kon-tum sống với anh cho vui vì anh
cả tôi là y sĩ Đông-dương đang được điều lên phụ trách bệnh viện ở đây.
Đối với một thanh niên 18 tuổi thì đây là một chuyến đi không gì thích thú
bằng. Thế là vào khoảng cuối 1933 đầu 1934 anh tôi thu xếp lên đường.
Vào đến Kon-tum, anh Kinh tôi mới nói lên ý định muốn hai anh em cùng
cộng tác để nghiên cứu, viết một cuốn sách giới thiệu phong tục, tập quán
và cách sinh hoạt của người Thượng ở Kon-tum, cụ thể là người Ê-đê, Ja-
rai (Djarai), Xê-đăng. Anh Kinh vì bận việc chuyên môn nên chỉ có thể tìm
hiểu, tham khảo trên tài liệu, sách vở của Pháp là chủ yếu, còn anh Gióng
thì được phân công đi vào các bản làng để khảo sát thực tế.
Thời đó viên công sứ Pháp mà tôi còn nhớ là Ghi-ơ-mi-nê (Guilleminet), là
một học giả dân tộc học có tiếng; ông đã viết một số sách nghiên cứu các
dân tộc ở Tây-nguyên. Anh Kinh đã đến gặp và trình bày ý định của mình
và được viên công sứ nhiệt tình giúp đỡ, cho mượn nhiều tài liệu để đọc.
Còn anh Gióng, ở cái tuổi trai tráng, anh nhận lời đi ngay vào các buôn
xung quanh thị xã, làm quen, kết bạn với các thanh niên dân tộc ở trong
vùng. Anh sắm một bộ y phục dân tộc gốm khố, áo, khăn choàng để đến
đêm mặc vào đi chơi với bạn. Anh sưu tầm những mẩu chuyện dân gian,
những bài ca hoặc câu hát đối đáp nam nữ, đi xem những lễ hội đâm trâu...
Anh đã đóng rất nhiều sổ tay để ghi chép và khi về, mang về hàng tập dày.