Nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và
truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta
đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu
tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo.
Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, n ghiên cứu cũng như các cuộc
thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra
nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian.
Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam
để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu
chúng một cách toàn diện. Thực ra, k ho tàng truyện cổ tích của chúng ta
có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất
phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong
mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó,
việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu,thiên về kháiquát mà thiếu phong phú,
cụ thể.
Theo chúng tôi, công tác nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân tộc quá
khứ nếu chưa thành một công việc tập thể, được khơi động thành một
phong trào rộng lớn trong cả nước, thì vẫn chưa thể gọi là toàn diện, do đó
cũng chưa thể đạt kết quả dứt điểm như ý muốn. Cần phải có một cơ quan
chuyên môn hoặc một hội nghề nghiệp để hướng dẫn sưu tầm, trao đổi ý
kiến và tập trung tài liệu như ở nhiều nước đã từng làm, thì việc bảo tồn và
phát huy vốn cũ mới mong thực hiện tốt được.