cắp trâu, một tay cắp cày bừa, bừa xong bồng trâu xuống sông Nhuệ khỏa
chân (xem truyện Ông Ồ số 70, tập II) rồi lại cắp trâu và cày bừa về nhà.
Làng có giếng khơi trên có vành đá làm bờ, phải mấy chục người khiêng
mới nổi. Ông vác ra đặt cách đấy vài trượng để đùa chơi. Cả làng ra hè
nhau khiêng về rất chật vật, sau phải nhờ ông vác hộ.
Làng Ỷ-la mở hội có giải vật, một gã lực sĩ giữ giải luôn mấy ngày. Ông
tới, chỉ một keo bốc nổi gã ném ra ngoài vòng rồi cho gã giải vật để về nhà
làm tiền thuốc.
Thi với Quản tượng dùng gậy bảy đánh vào một mô đất. Quản tượng chỉ
đánh lở một ít. Ông đánh sạt dài vài trượng. Ngày nay mô đất vẫn còn gọi
là Đống Mẻ.
Dân làng Phùng và làng Hiệp tranh nhau bãi bồi, kiện kéo đã lâu mà không
phân thắng bại. Cuối cùng họ xin quan cho phép đánh nhau, ai thắng thì
được. Dân làng Phùng biết thế yếu, vì vốn quen nghề nuôi tằm, bèn đến
thuê Đô Hùng đánh giúp. Ông chỉ đòi công một gánh tơ nặng. Cũng như
truyện Lê Phụng Hiểu, ông bảo dân làng sắp sẵn cho mình nhiều tre chắc,
mỗi cây dài ước trượng, để thành từng đống ở bãi. Khi đánh, ông cầm tre
vụt đối phương, gãy cây này lấy cây khác, cuối cùng giành phần thắng cho
dân làng Phùng. Đến khi trả công, dân làng đưa ra một gánh tơ nặng, ông
chỉ dùng một ngón tay nhấc lên như bỡn, rồi buộc dân làng phải đưa nhiều
tơ nữa mới đủ sức gánh. Dân làng bóp bụng đem tơ ra mắc vào hai bên đòn
tre trên vai Đô Hùng, nhưng mắc đến khi cả làng đã cạn tơ mà gánh vẫn
chưa nặng. Sau cùng ông phải cho thôi, rồi gánh tơ về (xem Khảo dị,
truyện số 63 tập II).
Tiếc của, dân làng kiện quan rằng ông lấy trộm tơ của họ. Quan sai lính về