người khuyến khích chàng hãy ra đi cho trọn công danh, nhưng Lý Ông
Trọng cương quyết không đi. Vua Tần tuyên triệu không được toan cất
quân sang hỏi tội. Thấy thế, nhà vua hoảng sợ đành phải cho sứ sang nói
dối là chàng không may đã bị bệnh tả mà chết. Vua Tần nghe nói không tin,
phái một viên cận thần sang khám. Người ta dùng nhiều cách để đánh lừa
sứ giả phương Bắc. Lúc đào mộ và nạy ván thiên lên, sứ giả cũng không
ngờ rằng trong những tầng vải liệm chỉ là một cái xác bằng gỗ. Nhưng nghe
sứ giả về tâu trình, vua Tần vẫn không tin, lại sai sứ sang đòi phải đưa hài
cốt của ông Trọng sang làm chứng. Thực là khó xử. Không đi cũng dở mà
đi cũng dở; đằng nào cũng khó thoát tội "khi quân". Túng thế chàng phải tự
đâm cổ hy sinh để yên việc nước.
Hoàng đế nước Tần thấy hài cốt Lý ông Trọng mới tin là thực. Nhưng còn
việc đánh dẹp Hung nô nếu không có Ông Trọng thì thật là rầy rà. Cuối
cùng vua Tần cho gọi tất cả thợ đúc lại rồi mở kho đồng ra, sai đúc một cái
tượng của Ông Trọng. Tượng tượng rỗng, có máy móc điều khiển bàn tay
chân. Tượng đúc xong, vua sai đặt ở trước cửa Tư mã tại Hàm-dương. Rồi
vua sai người chui vào bụng tượng vặn máy cho tay chân cử động y như
người thật. Người Hung nô nghe sứ giả đi về kể chuyện, tưởng đó là ông
Trọng đang sống, từ đó lại thần phục như trước[1].
Người ta còn nói từ lúc Ông Trọng bắt giải tế mẹ, một khúc sông từ làng
Chèm về Đại-la, nòi giống giải không bao giờ dám đến đấy trú ngụ nữa[2].