một mình ông. Có một chủ nợ tới đòi nợ, cũng hỏi cha mẹ ông đi đâu. Đáp:
- "Bố tôi đi giết người, mẹ tôi đi cứu người". Người chủ nợ hỏi gặng nhưng
ông không đáp. Sau hắn dỗ ông nói thật sẽ tha nợ cho. Ông đưa ra một cục
đất dẻo bảo người chủ nợ in bàn tay vào làm tin. Đoạn ông cho hắn biết: -
"Bố tôi di nhổ mạ chả là đi giết người là gì; mẹ tôi đi cấy, chả phải đi cứu
người là gì".
Hôm khác chủ nợ lại tới đòi ông đưa miếng đất có in bàn tay của hắn ra
làm hắn cứng lưỡi [2] .
Mô-típ trên cũng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sau đây là một số
truyện.
Truyện của Pháp vùng Pi-các-đi (Picardie):
Một ông chúa sai đầy tớ đi đến các nhà đòi nợ. Đến một nhà nọ chỉ có một
đứa bé giữ nhà. Người đòi nợ hỏi: - "Bố mày đâu?" Đáp: - "Bố tôi đi săn:
những gì giết được ông để lại, những gì không giết được ông mang về".
Người kia không làm sao hiểu nổi nhưng cũng không thể cạy miệng em bé,
đành về báo lại cho Chúa biết. Chúa lại sai người kia đến bảo tha hết nợ
cho nhà em bé nếu nó giải đáp cho câu ấy. Em bé nói: - "Bố tôi săn rận".
Truyện trên cũng phổ biến ở Nam Âu như Ý (Italia), Thụy-sĩ (Suisse) và
Ti-rôn (Tyrols). v.v...
Một quyển khác Vua Xa-lô-mông vàMác-côn phổ biến ở nhiều nước châu
Âu tuy rằng mỗi vùng kể khác nhau một vài chi tiết: